[Giải đáp] Khởi kiện ly hôn cần chú ý những nội dung gì?
Khởi kiện ly hôn là thủ tục pháp lý nhằm giải quyết việc chấm dứt hôn nhân của hai vợ chồng khi họ không thể tiếp tục chung sống với nhau. Để đảm bảo quá trình khởi kiện thành công cần chú ý những nội dung chính liên quan đến vấn đề hôn nhân. Vậy những nội dung khởi kiện ly hôn là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn liên quan đến nội dung khởi kiện ly hôn.
Mục lục
1. Khởi kiện ly hôn giúp giải quyết vấn đề gì?
Khởi kiện ly hôn là thủ tục pháp lý giải quyết vấn đề ly hôn của hai vợ chồng, cụ thể:
- Khi tòa án ra bản án ly hôn, hôn nhân giữa hai vợ chồng sẽ chính thức chấm dứt, họ không còn là vợ chồng hợp pháp của nhau.
- Tòa án sẽ căn cứ vào thỏa thuận của hai vợ chồng hoặc căn cứ vào pháp luật để phân chia tài sản chung một cách công bằng, hợp lý.
- Tòa án sẽ căn cứ vào nguyện vọng của cha mẹ, lợi ích tốt nhất của con để xác định người trực tiếp nuôi dưỡng, trách nhiệm, cấp dưỡng cho con,…
- Căn cứ vào thỏa thuận của hai vợ chồng hoặc căn cứ vào pháp luật để phân chia nghĩa vụ trả nợ chung.
- Tòa án sẽ giải quyết khởi kiện ly hôn về các vấn đề khác trong quá trình hôn nhân, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan/ tổ chức khác theo quy định.
2. Những nội dung cần chú ý trong quá trình khởi kiện ly hôn
Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, khi không thể giải quyết vấn đề ly hôn thì vợ hoặc chồng có thể yêu cầu khởi kiện. Trong quá trình khởi kiện ly hôn cần chú ý đến những nội dung như:
2.1. Về con chung
Trong trường hợp ly hôn đơn phương thì người làm đơn cần nêu rõ thông tin con chung trong đơn, bao gồm số lượng, giới tính, độ tuổi, yêu cầu quyền nuôi con (trực tiếp hay đề xuất người khác), kèm lý do và giải pháp cụ thể.
Nếu muốn nuôi con thì cần viết yêu cầu người còn lại về số tiền cấp dưỡng. Hoặc bản thân có thể chọn cấp dưỡng để cho người kia được quyền nuôi con. Lưu ý cần yêu cầu cần rõ ràng, có căn cứ, phù hợp lợi ích con. Người khởi kiện có thể chuẩn bị bằng chứng rõ ràng trước khi nộp đơn khởi kiện ly hôn.
2.2. Về tài sản chung
Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi khi ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau để phân chia tài sản một cách công bằng, hợp lý:
- Hoàn cảnh gia đình và của vợ chồng: Bao gồm điều kiện kinh tế, số lượng con cái, nhu cầu sinh hoạt của mỗi bên,…
- Công sức đóng góp của vợ chồng: Ai là người tạo ra tài sản, ai đóng góp nhiều công sức hơn trong việc duy trì và phát triển tài sản chung.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên: Đảm bảo mỗi bên có điều kiện tiếp tục lao động, tạo thu nhập sau ly hôn.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Ví dụ như ngoại tình, bạo hành gia đình,…
2.3. Về nợ chung
Theo nguyên tắc tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng có công nợ chung và muốn Tòa chia thì cũng nêu rõ thông tin, căn cứ và yêu cầu chia các khoản nợ đó. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn khởi kiện ly hôn chính xác
3. Thời gian giải quyết tranh chấp thủ tục khởi kiện ly hôn
Theo quy định, Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu khởi kiện ly hôn trong thời hạn tối đa 6 tháng. Tuy nhiên, thực tế có nhiều vụ việc kéo dài hơn 1 năm, thậm chí bị tạm đình chỉ nhiều lần, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định ngoại trừ việc không được ủy quyền hoặc mời luật sư bảo vệ quyền lợi trong quá trình giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, các yêu cầu khởi kiện ly hôn khác thì bạn có quyền được mời luật sư bảo vệ để rút ngắn thời gian giải quyết.