Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?
Ngoài việc được nhận tài sản thông qua việc thừa kế theo pháp luật thì còn có thể nhận thừa kế theo pháp luật nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Pháp luật Việt Nam quy định ba hàng thừa kế, Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu hàng thừa kế thứ nhất được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục
1. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế là thuật ngữ thể hiện sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Việc thừa kế theo pháp luật được thực hiện khi:
- Người để lại di sản không có di chúc: trong những trường hợp ra đi đột ngột không để lại di chúc dẫn đến việc không có căn cứ phân chia di sản. Vì vậy phải phân chia theo pháp luật để đảm bảo quyền lợi của những người thụ hưởng;
- Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp: Di chúc muốn có hiệu lực phải đáp ứng những điều kiện luật định, nếu không thỏa mãn những điều kiện đó thì không thể chia di sản theo di chúc;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan tổ chức hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại tại thời điểm mở di chúc;
- Khi những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản.
Hàng thừa kế là quy định nhằm xác định thứ tự phân chia di sản thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế bao gồm hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ 2 và hàng thừa kế thứ ba. Điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định
2. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm những ai?
Gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp. Đối với quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng cần lưu ý:
Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản (khoảng 1 điều 655 Bộ luật dân sự 2015).
Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế theo khoản 2 điều 655 Bộ luật dân sự 2015).
Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015. Việc chứng minh quan hệ cha, mẹ con có thể xác định bằng xét nghiệm ADN.
Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người con nuôi đó.
Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.
Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như người không làm con nuôi người khác.
Nếu có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau và còn được hưởng thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015.