Hành vi ngoại tình và chế tài xử phạt
Khi hai người từ xa lạ tạo thành một mối quan hệ gắn bó bền chặt, không tách rời, là một khối khép kín, họ đến với nhau bằng tình yêu và sự chân thành. Với mong muốn được chung sống cùng nhau,cùng hướng tới một tương lai nhất định, họ đồng lòng ở bên cạnh nhau, chăm sóc cho nhau, bảo vệ nhau, thực hiện các công việc trong gia đình.
Sự thừa nhận hôn nhân của người chuyển giới ở Việt Nam
Đàn bà sau ly hôn – Tự tôn không hề thiếu
Lê Ân: tài sản ngàn tỷ, con cái không có phần thừa kế
Bởi hôn nhân trước hết là cuộc sống chung giữa một người đàn ông và một người phụ nữ: chung nhà, chung bàn ăn và chung chăn gối. Tất nhiên, vợ và chồng không nhất thiết phải ở chung, ăn chung một cách liên tục, thường xuyên trong suốt thời kỳ hôn nhân do có thỏa thuận hoặc do có yêu cầu về nghề nghiệp, công tác…; Song, ít nhất giữa họ luôn phải có mối liên hệ sâu đậm về phương diện sinh hoạt vật chất và tinh thần. Không có sự phân định rõ ràng về nghĩa vụ yêu thương cũng như phân chia công việc của vợ chồng. Không thể vợ rửa một cái bát, chồng rửa một cái bát, tuy nhiên có thể vợ nấu cơm, chồng chăm con, … Sự quan tâm, sự sẻ chia xuất phát từ tình yêu, tình nghĩa của vợ chồng.
Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
– Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
– Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Mục lục
Hành vi ngoại tình của vợ chồng
Nhưng khi họ không còn quan tâm, yêu thương nhau nữa thì lúc đó tình cảm mà họ dành cho nhau dường như đã vơi dần, để rồi nhiều cặp vợ chồng tan rã vì tình yêu đã không còn. Bố vẫn yêu con, nhưng với mẹ thì khác, Bố không yêu mẹ, điều này pháp luật không thể can thiệp được, vì khi đó tình yêu giữa hai người đã không còn. Và phạm vi tình cảm thuộc về cảm xúc của con người nên pháp luật không thể điều chỉnh được.
Luật hiện hành không định nghĩa cụm từ chung thủy; vậy có nghĩa rằng cũng không có khái niệm pháp lý về sự không chung thủy. Có thể dễ dàng chấp nhận rằng hành vi ngoại tình là biểu hiện của sự không chung thủy. Trước đây, thái độ lẳng lơ của người phụ nữ cũng được coi là biểu hiện không chung thuỷ đối với người chồng, dù có thể không có sự chung đụng thân xác. Một trong những biểu hiện của việc không chung thủy là ngoại tình. Ngoại tình là mối quan hệ giống như yêu đương của những người đã có vợ, có chồng với một người khác. Vấn đề ngoại tình không chỉ có phải có sự chung đụng thể xác mà còn có thể là ngoại tình chay, chỉ đi lại gặp mặt, vui vẻ cùng nhau.
Ngoại tình có thể xem là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bởi sự xuất hiện của một người thứ ba. Tuy nhiên, để xác định hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng cần phải có đủ căn cứ và rõ ràng hơn, cụ thể là hành vi:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Xử phạt hành vi ngoại tình
Khi có những hành vi ngoại tình như trên, người vi phạm có thể bị chế tài về hành chính, bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.