Hướng dẫn thủ tục ly dị mới nhất theo hướng dẫn Tòa án
Trong năm 2023, việc ly dị không còn là một điều quá khó khăn và phức tạp như trước đây nhờ vào các thay đổi và cải tiến trong hệ thống pháp luật. Hướng dẫn thủ tục ly dị mới nhất theo các quy định pháp luật đã được đưa ra nhằm giúp đôi bên trở nên dễ dàng hơn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chấm dứt một mối quan hệ hôn nhân.
Mục lục
1. Thủ tục ly dị là gì?
Để làm hiểu rõ về thủ tục ly dị, trước tiên chúng ta cần hiểu về khái niệm ly dị nói chung. Trong các văn bản pháp luật không có khái niệm “ly dị”, chỉ có khái niệm “ly hôn”, dù chúng có ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên, ly dị cũng được dùng rất phổ biến trong đời thường, đặc biệt là ở các địa phương, khu vực ngoài thành phố lớn. Ly dị là việc chấm dứt về mặt pháp lý quan hệ vợ chồng theo quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Vậy, làm gì để chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý? Câu trả lời là các bên cần tiến hành thủ tục ly dị hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện nay.
Thủ tục ly dị được hiểu là các bước, các quy trình pháp lý mà các bên (Vợ hoặc chồng) phải thực hiện theo quy định của luật tố tụng dân sự để chấm dứt mối quan hệ vợ chồng. Kết quả cuối cùng của thủ tục ly dị là Tòa án căn cứ vào đó đưa ra quyết định, bản án phù hợp theo quy định pháp luật – có tác dụng giúp các bên tránh được những tranh chấp có thể phát sinh về sau. Đồng thời, đó là sự “giải phóng” về mặt pháp lý để các bên có thể thực hiện các vấn đề tiếp theo của cá nhân mình trong tương lai.
2. Ai có quyền tiến hành thủ tục ly dị?
Quyền tiến hành thủ tục ly dị được quy định cụ thể tại điều 51, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly dị. Cụ thể:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly dị: Đây là trường hợp phổ biến và thường gặp nhất trên thực tế, theo quy định này thì vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu giải quyết ly dị. Điều này dẫn đến việc ly hôn chia thành 02 dạng là ly hôn thuận tình và đơn phương ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Đây là một trường hợp ít xảy ra trên thực tế, nhưng đó là một quy định pháp lý mở để đảm bảo cho các chủ thể khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly dị.
Lưu ý: Một trường hợp cụ thể không được yêu cầu giải quyết ly dị theo pháp luật đó là:
“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Đây là một quy định pháp lý mang tính nhân văn cao, nhằm đảm bảo cho một đứa trẻ từ trong bào thai đến khi sinh ra được có cả Bố và Mẹ chăm sóc. Nhưng cần lưu ý, pháp luật chỉ cấm người chồng nhưng không cấm người mẹ có quyền ly dị trong trường hợp này. Người mẹ (người vợ) vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly dị khi đang mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
3. Hồ sơ ly dị cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Trước hết, để tiến hành thủ tục ly dị, Quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ, như sau:
– Mẫu đơn xin ly hôn gồm: Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương và Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình. Bạn có thể tham khảo chi tiết về mẫu đơn ly dị và cách viết qua các bài viết khác của chúng tôi.
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; hộ khẩu của cả hai vợ chồng (yêu cầu sao y bản chính);
– Yêu cầu cần cung cấp đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn (Bản chính giấy đăng ký kết hôn, nếu không có bản chính thì nộp giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, mục đích là để Tòa án xác định đây có phải là hôn nhân hợp pháp hay không, và quyết định cho ly hôn thì Tòa án sẽ giữ giấy tờ này);
– Nếu hai vợ chồng có con thì cung cấp bản sao có chứng thực giấy khai của con;
– Trình những văn bản, tài liệu hay những chứng nào liên quan đến tài sản của hai vợ chồng (nếu có tranh chấp tài sản);
– Trường hợp hai vợ chồng kết hôn tại Việt Nam mà một trong hai người (vợ – chồng xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của một trong hai vợ hoặc chồng).
4. Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục ly dị cho khách hàng
Phan Law Vietnam là một công ty uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn pháp luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục ly dị chất lượng cao cho khách hàng. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về luật pháp, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc ly dị một cách nhanh chóng, thuận tiện và đáng tin cậy.
Thông qua bài viết trên đây, Quý khách đã hiểu được thủ tục ly dị là gì, ai có quyền yêu cầu ly dị và hồ sơ yêu cầu ly dị bao gồm những giấy tờ gì. Hy vọng bài viết có ích đối với những ai đang cần nó để có thể tự mình thực hiện thủ tục ly dị. Nếu còn bất kì điều gì thắc mắc, Quý khách đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thêm.