Hướng dẫn thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng
Câu hỏi bạn đọc: Tôi lấy chồng được 6 năm, hiện đã có 2 cháu. Nhưng tôi nhận ra tình cảm giữa tôi và anh ấy đã hết và đặc biệt tôi khó mà có thể sống chung với một người vô trách nhiệm như vậy, khi mà anh không chỉ không đưa tiền phụ giúp trang trải cuộc sống mà ngay cả con cái anh cũng chẳng quan tâm. Vì thế, tôi nghĩ tôi phải ly hôn với anh thôi, mặc dù hôn nhân tan vỡ tôi cũng không muốn. Nhưng thật sự tôi muốn thực hiện thủ tục này trong thời gian nhanh nhất. Xin luật sư hãy giúp tôi ạ! (Câu hỏi từ bạn vantrang.n…@gmail.com)
Thủ tục đơn phương ly hôn đúng chuẩn 2017
Quy định pháp luật về di chúc chung của vợ chồng
Kiểm soát việc kết hôn cận huyết như thế nào?
Trả lời:
Hiện nay, dù chỉ vì một lý do rất đơn giản cũng khiến vợ chồng đi đến quyết định ly hôn, dẫn đến hiện trạng ly hôn ngày càng trở nên tăng cao hơn bao giờ hết. Vì thế, trước khi trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi khuyên bạn hãy suy nghĩ thật kỹ, cố gắng hòa giải vướng mắc giữa hai người, tìm hiểu nguyên nhân, thuyết phục anh ấy và cố gắng đứng ở vị trí của anh ấy mà suy nghĩ. Vì giữa bạn và anh ấy còn hai đứa trẻ, cha mẹ ly hôn, người đau khổ nhất chính là con cái.
Chỉ đến khi mà bạn và anh ấy đều cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa thì hãy đi đến quyết định ly hôn. Đầu tiên bạn phải xác nhận tình trạng của bạn là ly hôn thuận tình hay đơn phương ly hôn.
Thuận tình là cả hai đều đồng ý ly hôn và đơn phương là xuất phát từ ý nguyện của một bên. Do đó, bạn nên nhớ pháp luật không quy định ly hôn phải có sự đồng ý của hai bên, mà chỉ cần một người là đủ khi đơn phương ly hôn nhưng phải có lý do chính đáng để thỏa mãn yêu cầu của Tòa án:
“Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt thì Tòa án sẽ cho ly hôn.”
Hiện nay, vẫn không thể so sánh thủ tục đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn sẽ giải quyết nhanh hơn, bởi điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như có tranh chấp tài sản chung hay không, có giành quyền nuôi con hay không, hoặc nhiều yếu tố liên quan khác nữa. Nhưng về cơ bản, thủ tục đơn phương ly hôn khó thực hiện hơn.
Tiếp theo, bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như: Giấy đăng ký kết hôn, CMND của cả hai vợ chồng, hộ khẩu, Giấy khai sinh của con, Giấy tờ chứng minh tài sản chung,… Trong một số trường hợp buộc phải có hoặc đưa ra được bằng chứng cụ thể về lý do ly hôn chính xác.
Bạn đem tất cả các giấy tờ nêu trên nộp đến Tòa án quận huyện thích hợp, nơi vợ/chồng bạn đang cư trú và làm việc. Một lưu ý nhỏ cho bạn là nên xem Tòa án nhận đơn ngày nào để xem xét việc nộp đơn.
Tạm ứng án phí trong mỗi vụ án ly hôn vào khoảng 200.000 đồng. Bạn nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án cấp quận huyện và sau đó nộp biên nhận thu tiền lại cho Tòa án.
Sau đó, Tòa án sẽ thụ lý vụ án. Trong thời gian này bạn phải chờ nhận thông báo thụ lý vụ án. Tiếp theo, Tòa án sẽ triệu tập các đương sự có liên quan đến vụ án để lấy lời khai và tổ chức hòa giải giữa các đương sự. Tuy pháp luật không quy định số lần hòa giải tối đa, nhưng tối thiểu phải 02 lần theo luật định.
Về vấn đề tài sản và con cái, Tòa án sẽ dựa trên cơ sở tự thỏa thuận giữa các bên. Nếu thỏa thuận không được thì Tòa án sẽ đem vụ án ra xét xử. Tài sản chung dựa trên nguyên tắc chia đôi nhưng còn phải tính đến các yếu tố khác. Còn con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con giao cho mẹ. Nếu con trên 36 tháng tuổi thì sẽ xem xét quyền và lợi ích toàn diện của con. Nếu con trên 07 tuổi phải xem xét ý kiến của con, nhưng đây không phải là căn cứ duy nhất để Tòa án ra quyết định.