Kiểm soát việc kết hôn cận huyết như thế nào?
Theo quy định của pháp luật, nam nữ không được kết hôn với những người cùng dòng máu trực hệ. Vậy làm cách nào để kiểm soát được việc không kết hôn cận huyết.
Những điều nữ giới cần biết trước khi kết hôn
Nạo phá thai có hợp pháp tại Việt Nam không?
Trích lục quyết định ly hôn phải thực hiện như thế nào?
Pháp luật quy định thế nào về điều kiện kết hôn
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn có quy định về việc nam nữ kết hôn phải thỏa các điều sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn phải do nam và nữ tự nguyên;
- Nam và nữ đều không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc các trường hợp cấm theo Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình.
Vì vậy, công dân Việt Nam nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì có thể kết hôn theo quy định của pháp luật. Chúng ta cần lưu ý một trong những điều kiện cấm kết hôn có thể kể đến ở đây là đối với những người cùng dòng máu trực hệ, cụ thể như sau:
“Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Như vậy, nếu nam nữ có quan hệ trong phạm vi ba đời hoặc những quan hệ khác trái với văn hóa của người Việt cũng sẽ bị cấm kết hôn. Vậy làm thế nào để kiểm soát hành vi kết hôn trái pháp luật cụ thể ở đây là kết hôn với người có cùng dòng máu trực hệ?
Kiểm soát hành vi kết hôn cận huyết
Căn cứ theo quy định về thủ tục kết hôn hiện tại thì thẩm quyền đăng ký là tại Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với hôn nhân không có yếu tố nước ngoài). Theo đó, hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai đăng ký kết hôn;
- Bản chính Giấy chứng nhận tình trạng độc thân của mỗi bên;
- Bản chính Chứng minh nhân dân của mỗi bên;
- Bản chính Sổ hộ khẩu của mỗi bên.

Kiểm soát việc kết hôn cận huyết như thế nào?
Nếu căn cứ vào những giấy tờ trên để xem xét, chấp thuận việc kết hôn giữa hai người thì vẫn chưa đủ cơ sở để phát hiện việc có hay không kết hôn cận huyết. Bởi vì hiện nay Sổ hộ khẩu không thể chứng minh được quan hệ họ hàng giữa những hộ gia đình nhỏ.
Vì vậy, để tránh trường hợp giải quyết việc kết hôn có sự vi phạm pháp luật dẫn đến việc phải hủy kết hôn thì đòi hỏi các các cán bộ có thẩm quyền phải rà soát chặt chẽ hơn và yêu cầu hồ sơ những hồ sơ khác để có thể ra quyết định chính xác nhất.
Theo đó, một trong những giải pháp được nhiều địa phương áp dụng đó là yêu cầu đương sự khi tiến hành xác nhận tình trạng hôn nhân phải cung cấp hoặc chuẩn bị văn bản được gọi là Giấy giới thiệu kết hôn. Giấy giới thiệu này với mục đích là thể hiện được ý kiến cũng như sự đồng ý từ phía gia đình của một bên khi đồng ý cho con (hoặc cháu) kết hôn.
Yêu cầu này ra đời đơn giản chỉ vì gia đình là người hiểu rõ nhất mối quan hệ họ hàng của nam nữ muốn kết hôn và giúp tránh việc kết hôn cận huyết có thể xảy ra vì sơ sót của cơ quan có thẩm quyền và tạo sự chặt chẽ hơn về hồ sơ.
Như vậy, việc kết hôn cận huyết bị cấm ở Việt Nam vì làm trái với phong tục tập quán của người Việt cũng như vì lý do khi cha mẹ có huyết thống cận nhau rất dễ khiến cho những đứa trẻ sinh ra bị dị tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống về sau của trẻ cũng như hạnh phúc gia đình.