Những điều nữ giới cần biết trước khi kết hôn
Khi tình trạng ly hôn đang ở mức báo động nhất là ở những cặp vợ chồng trẻ đã tạo nên tâm lý lo lắng và bất an cho các bạn nữ. Ly hôn là cái kết cho những cuộc hôn nhân không thể hàn gắn được. Người chịu thiệt thòi nhiều nhất sau những cuộc đổ vỡ đó chính là người phụ nữ, khi mà có thể xảy ra những mất mát về tinh thần cũng như những thiệt hại về tài sản. Vì thế, để có thể bảo đảm quyền lợi cũng như cân bằng lợi ích chính đáng cho nữ giới, các bạn nữ cần biết những điều dưới đây trước khi kết hôn!
Xử lý hình sự đối với tội loạn luân theo pháp luật Việt Nam
Cách viết đơn ly hôn
Vợ hoặc chồng có quyền bán tài sản chung trước khi ly hôn
Mục lục
Đăng ký kết hôn để đảm bảo quyền lợi
Khi kết hôn, nữ phải đủ từ 18 tuổi trở lên và nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nếu kết hôn trước tuổi này sẽ không được pháp luật công nhận. Đặc biệt, chúng ta phải lưu ý việc thực hiện đăng ký kết hôn để bảo vệ quyền lợi của đôi bên.
Thực tế, việc nam và nữ sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn có thể gặp những bất lợi điển hình như sau: không được hưởng quyền và nghĩa vụ với nhau, không được pháp luật thừa nhận là đại diện của nhau hay không được hưởng quyền ngang nhau về tài sản.
Phân biệt được tài sản chung và tài sản riêng
Bởi vì trong cuộc sống ta không thể lường trước được điều gì, cho nên trong hôn nhân, nữ giới cần lưu ý về vấn đề tài sản chung và tài sản riêng để có thể phòng trước những rủi ro có thể xảy ra.
- Tài sản chung: tài sản do vợ chồng cùng nhau tạo ra qua quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh hay các hoạt động khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng thừa kế chung hoặc tặng cho chung; quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn,…
- Tài sản riêng: tài sản vợ chồng có được trước thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia hoa lợi, hoa tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên; tài sản được thừa kế riêng, tặng riêng.
Ngoại tình có thể dẫn đến tội hình sự
Khi có Giấy đăng ký kết hôn có nghĩa là hai bên đã xác định quan hệ hôn nhân, thì việc ngoại tình vi phạm chế độ một vợ một chồng hoàn toàn có thể dẫn đến tội hình sự với mức phạt cao nhất lên đến 3 năm tù nếu:
- Làm cho vợ, chồng hoặc con tự sát;
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Người chồng không được quyền ly hôn trong một số trường hợp
Theo quy định của pháp luật, người chồng không có quyền ly hôn với người vợ nếu đang ở một trong hai trường hợp sau:
- Vợ đang mang thai;
- Vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (dù cho đó là con của ai).
Và đặc biệt, sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân, người vợ có quyền ở trong nhà của chồng 6 tháng nếu có khó khăn về chỗ ở, trong trường hợp căn nhà đó là sở hữu riêng của người chồng và đưa vào sử dụng chung trong quá trình hôn nhân.
Người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng
Sau khi ly hôn, vấn đề con cái được nhiều người quan tâm. Vợ hoặc chồng nếu hội đủ điều kiện chăm sóc tốt cho con trên mọi phương diện sẽ là người trực tiếp nuôi con, người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong mọi số trường hợp vẫn có thể đổi người trực tiếp nuôi con hoặc ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng nếu có lý do chính đáng.
Bên cạnh những vấn đề khác, chúng ta cũng cần phải lưu tâm đến những quy định cơ bản của Luật Hôn nhân gia đình để có thể bảo vệ quyền lợi của mình, đặc biệt là nữ giới cần phải hết sức lưu ý những điều này!