Xử lý hình sự đối với tội loạn luân
Theo pháp luật Việt Nam quy định tội loạn luân là một trong những tội hình sự cần phải được xử lý một cách nghiêm khắc vì đây là hành vi xâm hại trực tiếp tới mối quan hệ gia đình, đạo đức, truyền thống và phong tục của dân tộc Việt Nam..
Cách viết đơn ly hôn
Vợ hoặc chồng có quyền bán tài sản chung trước khi ly hôn?
Ly thân lâu năm có còn được phân chia tài sản
Trong mọi thời đại, quan hệ hôn nhân và gia đình luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ vì đây là nền tản giúp xã hội phát triển bền vững. Pháp luật hình sự Việt Nam cũng không ngoại lệ khi xây dựng chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình làm chế tài để bảo vệ mối quan hệ này. Và một trong những tội phạm được quy định trong chương này của Bộ luật Hình sự là tội loạn luân.
Mục lục
Tội loạn luân theo quy định pháp luật
Điều 150 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tội phạm này như sau: Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Trong đó, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau tại Khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình. Tội hình sự này cũng được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 01/2001/ TTLT – BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC về việc hướng dẫn áp dụng các quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên, tại Điều 150 Bộ luật Hình sự chỉ quy định một trường hợp phạm tội, người phạm tội phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Như vậy, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, thì Toà án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới 6 tháng tù) hoặc được hưởng án treo nếu có đủ điều kiện quy định; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt đến năm năm tù.
Các hành vi cấu thành tội loạn luân
Tội loạn luân là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Vì thế để truy cứu trách nhiệm hình sự, cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên
Tuy nhiên, trong trường hợp người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) thực hiện hành vi loạn luân đối với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em theo Điểm c Khoản 2 Điều 115 Bộ luật Hình sự (với tính chất loạn luân).
Nếu người từ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi loạn luân đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật Hình sự).
Trong trường hợp, chủ thể của tội loạn luân là những người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng phải là cả hai người từ đủ 16 tuổi mới là chủ thể của tội phạm này, nếu một trong hai người dưới 16 tuổi thì người kia phạm tội khác và người dưới 16 tuổi trở thành người bị hại.
Còn những trường hợp với những người không có dòng máu trực hệ thì cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của tội loạn luân, do đó, những hành vi giáo cấu với nhau của những đối tượng đó không phải là hành vi loạn luận. Ví dụ như: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa bố chồng với con dâu; giữa mẹ vợ với con rể; giữa bố dượng với con riêng của vợ; giữa mẹ kế với con riêng của chồng.
Hậu quả của hành vi loạn luân
Hiện trạng này vẫn còn tiếp diễn, nhất là ở các dân tộc thiểu số ở khu vực phía Bắc và Tây Nguyên. Theo nghiên cứu khoa học thì những cặp hôn nhân cận huyết dù vợ chồng khỏe mạnh nhưng vẫn có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền khác. Và đặc biệt tỷ lệ từ vong của trẻ ở những gia đình bố mẹ cùng huyết thống cao hơn 3 lần so với những cặp vợ chồng không cùng huyết thống.
Hậu quả của hành vi loạn luân là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của chính những người phạm tội. Ngoài ra những hành vi loạn luân còn gây ra thiệt hại về tinh thần cho người thân của những người phạm tội, đồng thời còn suy giảm giống nòi và làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc ta.