Nạo phá thai có hợp pháp tại Việt Nam hay không?
Không chỉ riêng Việt Nam, nạo phá thai vẫn đang là vấn nạn diễn ra trên toàn thế giới. Vậy pháp luật Việt Nam quy định thế nào về vấn đề này, có giống như những quốc gia khác hay không?
Trích lục quyết định ly hôn phải thực hiện như thế nào?
Các tập quán về hôn nhân gia đình cấm áp dụng
Lễ kết hôn đúng luật phải là như thế nào?
Mục lục
Sự thật khủng khiếp về vấn nạn nạo phá thai ở Việt Nam
Theo báo cáo gần đây của Hội Phụ sản Việt Nam thì nước ta có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất châu Á. Trung bình trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ Việt sẽ trải qua 2,5 lần phá thai. Đáng báo động hơn bao giờ hết, 20% người nạo phá thai nằm ở độ tuổi vị thành niên.
Không dừng lại ở đó, cứ 4 ca phá thai thì có 1 ca không an toàn, gây tổn hại tạm thời hoặc lâu dài cho người mẹ và gây ra 13% tử vong ở mẹ. Tỷ lệ nạo phá thai cao hơn hẳn tỷ lệ sinh và số lượng này chưa bao giờ giảm theo thống kê những năm vừa qua tại các bệnh viện phụ sản lớn trong cả nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, mỗi tháng bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận trung bình 2400 trường hợp phá thai và bệnh viện Hùng Vương là 1200 trường hợp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn nạn này là tình trạng phụ nữ chưa sẵn sàng có con hoặc có thêm con vì kinh tế gia đình còn khó khăn, công việc chưa ổn định hay không muốn sinh thêm con,… Bên cạnh đó, sự thật đáng buồn rằng phụ nữ Việt vẫn còn hạn chế về kiến thức sinh sản và sử dụng các biện pháp tránh thai không an toàn khác.
Nạo phá thai có bị cấm ở Việt Nam?
Luật về việc nạo phá thai vẫn còn gây tranh cãi ở nhiều quốc gia vì lý do đầu tiên là về nhân đạo bên cạnh các yếu tố khác như văn hóa, xã hội, kinh tế,… Do đó, hiện nay đang hình thành hai quan điểm: ủng hộ việc bảo toàn sự sống của thai nhi và ủng hộ sự lựa chọn của nữ giới về vấn đề sinh sản.
Quan điểm này đã và đang tồn tại trong xã hội Việt Nam. Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định về quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai: “Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.”
Bên cạnh đó, theo Pháp lệnh Dân số 2003 và Nghị định 104/2003/NĐ-CP đã nghiêm cấm hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính thông qua các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc hay các biện pháp khác.
Như vậy, việc nạo phá thai vẫn được pháp luật Việt Nam đồng ý theo nguyện vọng của người phụ nữ, tuy nhiên, hành vi lựa chọn giới tính của con lại bị cấm. Bên cạnh đó, thai nhi từ 24 tuần tuổi trở lên đã có khả năng tự sống sót nên nhiều quốc gia nghiêm cấm việc nạo phá thai nếu thai nhi thuộc tuần tuổi có khả năng tự sống sót, thông thường dao động từ 12 – 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về điều này.
Vì vậy việc đồng ý hay không nạo phá thai vẫn còn nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng ta vẫn phải lưu ý rằng hành động nạo phá thai có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe, tâm lý và nguy hiểm hơn là tính mạng của người phụ nữ. Do đó, cần phải tuyên truyền, hỗ trợ thông tin, cách tiếp cận cho chị em phụ nữ về các biện pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe, độ tuổi để tránh những hậu quả đau lòng có thể xảy ra.