LỄ KẾT HÔN ĐÚNG LUẬT LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Kết hôn là sự kiện quan trọng và đánh dấu bước ngoặt lớn của cả đời người, bên cạnh việc tổ chức theo đúng phong tục tập quán của người Việt, lễ kết hôn đúng luật tại cơ quan có thẩm quyền cũng vô cùng quan trọng.
Quyền thăm nom con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Chồng yêu cầu ly hôn khi vợ mang thai với người khác được không?
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài: Hợp pháp hóa lãnh sự
Mục lục
Quy định về lễ kết hôn đúng luật
Lễ kết hôn đúng luật là thủ tục trao Giấy nhận chứng nhận đăng ký kết hôn được tổ chức một cách bài bản và trang trọng tại Ủy ban nhân dân cấp quận hoặc cấp xã.
Theo quy định của luật hiện hành thì “việc trao Giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp vợ chồng có yếu tố nước ngoài được diễn ra ở các Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam đang cư trú”. Còn các trường hợp “người Việt Nam kết hôn với người Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ là nơi trao giấy chứng nhận”.
Có rất nhiều người thắc mắc và bỡ ngỡ trước lễ trao Giấy chứng nhận kết hôn được tổ chức trang trọng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã. Hay họ lầm tưởng lễ kết hôn đúng luật chỉ được tổ chức đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, lễ kết hôn đúng luật được tổ chức cho mọi đối tượng không phân biệt hôn nhân của người Việt Nam hay người nước ngoài.
Trình tự trao Giấy chứng nhận kết hôn và lễ kết hôn đúng luật
Theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch 2014, lễ kết hôn đúng luật được thực hiện như sau:
- Bước 1: Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân sẽ tiến hành nghiên cứu và thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu cần thiết. Sau đó, nếu không thuộc trường hợp từ chối kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp sẽ cấp Giấy chứng nhận kết hôn trong thời hạn 10 ngày làm việc.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Tư pháp sẽ tổ chức cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
- Bước 3: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Tại đây, công chức sẽ làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam nữ, nếu hai bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Sau đó, hai bên sẽ ký tên vào Sổ hộ tịch và cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
- Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp, một trong hai bên nam, nữ không có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp sẽ gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký Giấy chứng nhận kết hôn. Sau 60 ngày, nếu hai bên nam, nữ không đến nhận thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền hủy Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã ký.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào kinh phí và thời gian sắp xếp công việc của cơ quan có thẩm quyền mà sẽ có sự khác nhau trong việc tổ chức lễ kết hôn đúng luật. Do đó, các trường hợp không tiến hành trên thực tế là do không bố trí được thời gian hoặc không yêu cầu tổ chức. Thông thường, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ trao Giấy chứng nhận kết hôn cho vợ chồng mà không cần tổ chức lễ kết hôn theo đúng quy định Pháp luật.