Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài yêu cầu một số giấy tờ, tài liệu trước khi đăng ký kết hôn phải được hợp pháp hóa lãnh sự mới có thể tiếp tục thực hiện các bước khác. Tại sao lại có quy định như vậy, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu những thủ tục xung quanh hợp pháp hóa lãnh sự.
Sau khi ” từ con” – Cha mẹ có quyền chấm dứt việc nuôi con?
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Tài sản đứng tên một người, ly hôn có được xem là tài sản chung?
Mục lục
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ hay tài liệu của nước ngoài, để giấy tờ hay tài liệu ấy được công nhận giá trị pháp lý và được phép sử dụng tại Việt Nam.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự trong thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài vì mục đích xác định thông tin về nhân thân của hai bên trước khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Yêu cầu về mặt hồ sơ đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài phải thật chi tiết và kỹ lưỡng vì nếu thực hiện không chính xác sẽ làm trái Pháp luật Việt Nam cũng như vi phạm những điều ước quốc tế Liên quan giữa Việt Nam và quốc gia mà người muốn kết hôn là thành viên.
Pháp luật quy định gì về việc hợp pháp hóa lãnh sự?
Theo Điều 124. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu về hôn nhân và gia đình đã quy định: “Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.”
Nơi nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự:
Có 3 cơ quan để nộp hồ sơ, bao gồm:
- Tại Cục Lãnh sự
Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bảy, trừ các ngày lễ, Tết.
- Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao)
Địa chỉ: số 6 Alexandre De Rhodes, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết trả: các ngày làm việc trong tuần và sáng thứ Bảy, trừ các ngày lễ, Tết.
- Tại trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương (được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự).
Đối tượng được thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự:
Cá nhân, tổ chức
Thời hạn giải quyết:
Từ 1 đến 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (tùy số lượng hồ sơ)
Lệ phí hợp pháp lãnh sự:
Lệ phí khi hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 đồng/bản/lần
Giấy tờ quy định phải có trong hồ sơ kết hôn với nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi dùng ở Việt Nam:
- Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài xin kết hôn cấp (chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ): xác nhận hiện tại người nộp đơn vẫn độc thân, chưa có vợ hoặc chồng;
- Giấy xác nhận của tổ chức nước ngoài cấp (chưa quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ): chứng minh người không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc các bệnh khác dẫn đến không nhận thức hay làm chủ hành vi của mình (hoặc có thể cấp bởi cơ sở y tế Việt Nam);
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam);
- Và các giấy tờ khác nếu có (Thỏa thuận dân sự khác được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận).
Công dân của các nước sau đây được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế: Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Bun-ga-ri, Cộng hòa Bê-la- rút, Cộng hòa Cu-ba, Cộng hòa Hung-ga- ri, CHDCND Lào, Mông Cổ, Liên bang Nga, CH Pháp và Nhật Bản.