Sau khi ”từ con” – Cha mẹ có quyền chấm dứt việc nuôi con?
“Tôi muốn từ mặt đứa con hiện tại của mình. Tôi muốn chấm dứt việc nuôi con” – một người đàn ông đã gửi tin nhắn cho chúng tôi như thế vì con ông không thể hoàn thành nghĩa vụ của con cái, và ông muốn từ con, từ bỏ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Tài sản đứng tên một người, ly hôn có có được xem là tài sản chung?
Hòa giải trong ly hôn
Kết hôn với người nước ngoài có cần xin giấy xác nhận hôn nhân?
Cuộc sống là vô thường, chúng ta cứ nghĩ mối quan hệ của cha mẹ và con cái là bền vững lâu dài, tuy nhiên, cũng không ít thì nhiều trường hợp cha mẹ muốn chấm dứt việc nuôi con vì cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận hòa và dễ dàng. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra, cha mẹ có quyền từ bỏ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hay không, trên cả phương diện đạo lý và pháp lý?
Xét về đạo lý, khái niệm “từ con” được hiểu là cha (mẹ) muốn chấm dứt quan hệ với con của mình, từ bỏ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, chấm dứt việc nuôi con vì nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ giúp cuộc sống của cả hai bên bớt nặng nề, căng thẳng hơn. Và vì thế, họ đăng báo từ con, hay thông báo với gia đình, dòng họ, hàng xóm về việc này và từ chối quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái.
Trên thực tế, những hành vi này chỉ được coi là xung đột gia đình, khi con không hoàn thành nghĩa vụ của con cái, chứ không thể làm mất đi quan hệ cha (mẹ) và con, và cha (mẹ) cũng không có quyền chấm dứt việc nuôi con. Điều này phù hợp dưới góc độ đạo lý và pháp lý.
Trên phương diện đạo lý không cho phép việc từ bỏ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hay chấm dứt việc nuôi con, vì chúng ta không bao giờ có thể phủ nhận hay chối bỏ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ huyết thống ruột thịt, và không gì có thể thay đổi mối quan hệ này.
Về mặt pháp lý, từ trước đến nay, Luật Hôn nhân và gia đình đều không cho phép việc cha (mẹ) từ con hay chấm dứt việc nuôi con và ngược lại. Luật Hôn nhân và gia đình chỉ quy định cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi, từ con, khi con nuôi có hành vi nghiêm trọng xâm phạm thân thể, nhân phẩm hoặc làm tình cảm của cha mẹ nuôi không còn nữa.
Giải thích về quy định này của Pháp luật, chúng ta hiểu rằng đối với con ruột, luật pháp không công nhận quyền từ con nên cha (mẹ) không thể từ bỏ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Vì thế, các quan hệ tài sản, nhân thân giữa cha mẹ và con cái vẫn hoàn toàn bình thường hóa. Nếu cha mẹ có liên quan đến vi phạm của con thì dù đã thông báo “từ mặt” con, họ vẫn phải chịu trách nhiệm chứ không thể chấm dứt việc nuôi con và phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp xấu nhất, cha mẹ vẫn không thể từ bỏ con cái của mình mà chỉ có thể truất quyền thừa kế của con mình.