Hướng dẫn viết văn bản ly hôn để được Tòa án chấp nhận
Khi cuộc sống hôn nhân rơi vào tình trạng bế tắc, không thể cứu vãn thì các cặp vợ chồng ra quyết định muốn ly hôn. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp không biết văn bản ly hôn được viết như thế nào để Tòa án chấp nhận. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết đơn chi tiết nhất.
Tìm hiểu thêm: Đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Mục lục
1. Các loại văn bản ly hôn
Văn bản ly hôn hay đơn ly hôn sẽ ghi lại toàn bộ yêu cầu của hai vợ, chồng đề nghị Tòa án giải quyết cho ly hôn và các vấn đề liên quan như quyền nuôi dưỡng con, tài sản chung hay công nợ. Hiện nay có 2 mẫu văn bản ly hôn, bao gồm:
Mẫu đơn thuận tình ly hôn: Được sử dụng trong trường hợp hai vợ chồng tự nguyện ly hôn. Hai bên đã thỏa thuận vấn đề về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con cái vẫn đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con hoặc chưa thỏa thuận được thì ghi yêu cầu tòa giải quyết theo luật.
Mẫu đơn đơn phương ly hôn: Được sử dụng trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi cảm thấy mục đích hôn nhân không đạt được, bạo lực gia đình,… và bên còn lại không chịu ký đơn.
2. Hướng dẫn viết văn bản ly hôn chuẩn theo quy định Tòa án
Để có thể làm văn bản ly hôn theo quy định của tòa và được chấp nhận thì bạn hãy theo dõi hướng dẫn của chúng tôi. Cụ thể như sau:
2.1. Nguyên tắc làm văn bản ly hôn
Khi có ý định chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình thì bạn cần quan tâm đến nguyên tắc quan trọng khi làm văn bản ly hôn. Điều này sẽ giúp quá trình giải quyết nhanh chóng và thuận lợi hơn.
- Người ký vào đơn ly hôn phải có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn theo luật định.
- Thông tin mà đương sự trình bày trong đơn phải đúng với tài liệu đính kèm. Thông tin địa chỉ rõ ràng, chi tiết đảm bảo việc tống đạt quyết định, giấy tờ của Tòa án.
2.2. Cách viết văn bản ly hôn chi tiết
Với những thông tin trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin cơ bản về văn bản ly hôn. Sau đây là cách viết đơn ly hôn bạn có thể tham khảo:
2.2.1. Nguyên nhân ly hôn
Theo quy định hiện hành, hai vợ chồng đồng thuận ly hôn hoặc một bên ly do khi cảm thấy hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được. Khi đó, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Một số nguyên nhân ly hôn phổ biến:
- Vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng: Bạo lực gia đình, ngoại tình,…. Hai bên đã ly thân từ lâu và không còn chia sẻ, chăm sóc nhau nữa.
- Không còn quan điểm sống chung, cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài.
- Mâu thuẫn kéo dài khiến hai vợ chồng không thể sống cùng một mái nhà được nữa.
2.2.2. Về con chung
Nếu có con chung thì bạn ghi thông tin của con (ngày, tháng, năm sinh), nguyện vọng của con (từ 07 tuổi trở lên), đề nghị nuôi con, ai sẽ là người cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn,… Nếu chưa có con chung thì ghi rõ không có.
Nếu vợ chồng chưa thỏa thuận được thì ghi: Hai bên không thỏa thuận được quyền nuôi con, đề nghị Tòa án giải quyết quyền nuôi con và cấp dưỡng theo quy định pháp luật hiện hành.
2.2.3. Về tài sản chung
Khi ly hôn, Tòa án ưu tiên tài sản được phân chia theo thỏa thuận của hai vợ chồng. Thỏa thuận như thế nào thì trình bày rõ trong đơn như tên tài sản, loại tài sản, giá trị thực tế, cách chia tài sản,… Nếu không có tài sản chung ghi là Không có.
2.2.4. Về nợ chung
Nếu hai bên có nợ chung thì ghi rõ số nợ, nghĩa vụ trả nợ của mỗi người sau khi ly hôn,… Trường hợp không có nợ chung thì ghi Không có hoặc ghi nợ chung hai bên tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án phân chia. Nội dung này đảm bảo quyền và lợi ích của bên thứ ba.
Như vậy bài viết trên đã chia sẻ cho quý bạn đọc về cách viết văn bản ly hôn chi tiết theo quy định của Tòa án. Hy vọng có thể giúp bạn có thêm kiến thức pháp luật hữu ích.