Ly dị là gì? Hệ quả pháp lý của việc ly dị
Mọi người thường thắc mắc ly dị là gì và sẽ để lại hệ quả gì trong quá trình ly dị. Đây được coi là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án và tuân theo pháp luật quy định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề ly dị thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Ly dị là gì?
Ly dị hay còn gọi là ly hôn, đây là thuật ngữ được nhiều người sử dụng trong đời sống hàng ngày. Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó, có thể hiểu, khi có bản án, quyết định ly hôn (ly dị) của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt. Đây cũng là quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân nêu tại khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn
1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
…
Khi ly hôn, các nghĩa vụ pháp lý và ràng buộc dân sự giữa hai vợ chồng sẽ được hủy bỏ. Việc ly hôn có thể do yêu cầu của một hoặc cả hai vợ chồng, và thường đi kèm với các vấn đề như phân chia tài sản, nuôi con, hỗ trợ vợ/chồng và con cái. Do đó, ly hôn là một quyết định quan trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cả hai vợ chồng và cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
2. Hệ quả pháp lý của việc ly hôn
Bên cạnh thắc mắc ly dị là gì thì nhiều người thường thắc mắc về hệ quả pháp lý sau khi ly dị. Đây là kết quả tất yếu sẽ dẫn đến việc vợ, chồng phải gánh chịu khi quan hệ hôn nhân chấm dưới, cụ thể:
2.1. Hệ quả pháp lý giữa vợ và chồng
Khi quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chính thức chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, bao gồm quyền và nghĩa vụ chung sống, nghĩa vụ chung tài sản, nghĩa vụ hỗ trợ lẫn nhau, nghĩa vụ đối với con cái,… sẽ không còn hiệu lực.
Về mặt pháp luật, hai bên trở lại là hai cá nhân độc thân. Họ hoàn toàn có thể tự do kết hôn với người khác mà không chịu bất kỳ ràng buộc nào từ mối quan hệ hôn nhân trước đây.
Ngoài ra, ly hôn còn dẫn đến các hệ quả pháp lý khác như:
- Chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết việc nuôi dưỡng, giáo dục con chung (nếu có).
- Xác định quyền thừa kế của vợ, chồng đối với tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn.
- Thay đổi họ và tên của vợ, chồng (nếu có yêu cầu).
2.2. Hệ quả pháp lý về quan hệ giữa cha, mẹ và con
Theo Điều 58 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại các Điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.
Theo đó, Cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con chung, bao gồm:
- Cung cấp đầy đủ nhu cầu vật chất và tinh thần cho con phát triển toàn diện.
- Đảm bảo con được học tập và rèn luyện theo đúng chương trình giáo dục.
- Bảo vệ con khỏi mọi nguy hiểm, xâm hại.
- Quan tâm, yêu thương, giáo dục con về đạo đức, lối sống.
Việc nuôi con sau ly hôn có thể được giải quyết theo hai cách:
- Cha mẹ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên đối với con.
- Nếu cha mẹ không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi tốt nhất của con để quyết định người trực tiếp nuôi con.
Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện hoặc có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Ly dị là gì và quy trình thủ tục ly dị mới nhất năm 2024
2.3. Hệ quả khi phân chia tài sản giữa vợ và chồng
Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc phân chia tài sản sau khi ly hôn được thực hiện theo hai phương thức là thỏa thuận và thông qua Tòa án. Việc thỏa thuận sẽ có sự thống nhất giữa vợ và chồng về cách thức chia tài sản chung và tài sản riêng. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào các nguyên tắc sau để chia tài sản như sau:
2.3.1. Về tài sản chung
- Chia đôi tài sản chung nhưng có xem xét đến hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp của mỗi bên, lỗi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Chia tài sản bằng hiện vật theo giá trị, nếu chênh lệch thì bên nhận phần tài sản có giá trị lớn hơn phải thanh toán cho bên còn lại.
2.3.2. Về tài sản riêng
- Tài sản riêng của ai thuộc sở hữu người đó, trừ trường hợp đã nhập vào tài sản chung.
- Nếu có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng và chung, bên có yêu cầu được thanh toán phần giá trị tài sản riêng đã đóng góp vào khối tài sản chung.
Việc phân chia tài sản sau khi ly hôn là một vấn đề phức tạp, cần được giải quyết một cách thấu đáo và hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho cả hai vợ chồng và con cái.