Ly hôn cần những giấy tờ gì?
Trong cuộc sống hôn nhân, khi tình cảm vợ chồng trở nên mâu thuẫn trầm trọng thì họ thường tìm tới ly hôn. Tuy nhiên, đa số mọi người đều gặp khó khăn ngay từ giai đoạn đầu chuẩn bị hồ sơ ly hôn. Vì vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hình dung rõ hơn việc ly hôn cần những giấy tờ gì.
Mục lục
1. Ly hôn cần những giấy tờ gì?
1.1. Hồ sơ ly hôn đơn phương
- Đơn xin ly hôn đơn phương hoặc Đơn khởi kiện ly hôn;
- Bản sao công chứng CMND, hộ khẩu của người xin đơn phương ly hôn;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu mất bản gốc thì nộp bản trích lục đăng ký kết hôn;
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của các con chung, riêng;
- Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn;
- Bản sao công chứng giấy tờ liên quan đến tài sản chung yêu cầu phân chia.
1.2. Hồ sơ ly hôn thuận tình
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, quyền trực tiếp nuôi con và chia tài sản chung có chữ ký của hai vợ chồng và đóng dấu xác nhận của UBND xã phường;
- Bản sao công chứng CMND, hộ khẩu của hai vợ chồng;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu mất bản gốc thì nộp bản trích lục đăng ký kết hôn;
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của các con chung, riêng;
- Bản sao công chứng giấy tờ liên quan đến tài sản chung yêu cầu phân chia;
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao công chứng giấy khai sinh đối với con chung, con riêng quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt cần phải tuân thủ những quy định sau:
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất: Để giải quyết yêu cầu ly hôn, nguyên đơn hoặc bị đơn phải có mặt. Nếu vắng mặt phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nếu không có đơn thì phải hoãn phiên tòa.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai: Một trong hai vợ chồng vắng mặt nếu có lý do chính đáng hoặc vì sự kiện bất khả kháng thì có thể hoãn phiên tòa; Nếu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn giải quyết. Nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
- Nguyên đơn vắng mặt: Sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó.
- Bị đơn vắng mặt: Tòa vẫn tiến hành xét xử vắng mặt nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Nếu bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt tại phiên tòa thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết với yêu cầu phản tố của bị đơn.
Như vậy, nếu đương sự muốn vắng mặt khi giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương thì cần bổ sung đơn đề nghị xét xử vắng mặt để Tòa án có căn cứ giải quyết.
2. Án phí ly hôn là bao nhiêu
Nếu vụ án ly hôn có phân chia tài sản thì án phí và tạm ứng án phí như sau:
- Từ 06 triệu đồng trở xuống án phí là 300.000 đồng;
- Từ trên 06 – 400 triệu đồng án phí là 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng;
- Từ trên 800 triệu đồng – 02 tỷ đồng thì án phí là 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng;
- Từ trên 02 – 04 tỷ đồng thì án phí là 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng;
- Từ trên 04 tỷ đồng án phí là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng.
Mức tạm ứng sẽ là Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, hay những vụ ly hôn không chia tài sản thì mức án phí bằng mức tạm ứng án phí là 300.000 đồng.
Trừ những trường hợp được miễn án phí và tạm ứng án phí thì tất cả những trường hợp nộp đơn đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn đều phải đóng án phí.