Ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Thủ Đức
Hôn nhân là sự gắn kết giữa nam nữ nhưng không phải hôn nhân lúc nào cũng ngọt ngào và cùng nhau đi hết cuộc đời. Xung đột vợ chồng luôn xảy ra trong mỗi gia đình xuất phát từ những vấn đề dù chỉ là rất nhỏ. Trong trường hợp vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án giải quyết theo thủ tục đơn phương ly hôn. Tìm hiểu các nội dung pháp lý khi tiến hành ly hôn tại tòa án nhân dân quận Thủ Đức trong bài viết dưới đây.
Ngày nay, ly hôn có nhất thiết phải ra tòa?
Con cái có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn?
Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Mục lục
Cơ quan giải quyết ly hôn ở quận Thủ Đức
Tòa án nhân dân quận Thủ Đức:
- Địa chỉ: số 18 đường 6, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 8972148 – 7220859 – 8972149.
Hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị:
- Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính)
- CMND/CCCD và hộ khẩu của cả hai vợ chồng (Bản sao chứng thực)
- Giấy khai sinh bản sao của con (Bản sao chứng thực)
- Giấy tờ quyền sở hữu nhà, đất (nếu có)
- Giấy vay nợ (nếu có)
- Ngoài ra, cung cấp thêm một số chứng cứ chứng minh lỗi của đối phương (vợ, chồng) có hành vi vi phạm nghiệm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho mục đích hôn nhân không đạt được.
Mức án phí khi ly hôn tại Tòa án:
Chia tài sản khi ly hôn tại tòa án nhân dân quận Thủ Đức
Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn hai vợ chồng bạn tự thỏa thuận về tài sản và các khoản nợ chung. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Và về nguyên tắc, tài sản chung sẽ chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Trên nguyên tắc này thì tài sản chung sẽ “chia đôi” nhưng có nhiều trường hợp việc đóng góp, duy trì khối tài sản chung của vợ chồng có sự chênh lệch quá lớn. Nhằm đảm bảo quyền lợi của vợ, chồng nên tòa án sẽ tính toán đến công sức đóng góp, duy trì cuộc sống hôn nhân, lỗi của các bên để chia tài sản chung của vợ chồng.