Luật sư Ly Hôn Nhanh

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

Facebook Instagram Youtube Tiktok Spotify
lyhonnhanh.com

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

Hotline 1900.599.995 Email info@phan.vn
Tòa án
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ ly hôn trọn gói
    • Tư vấn ly hôn đơn phương
    • Tư vấn ly hôn thuận tình
    • Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con
    • Giải quyết tranh chấp tài sản sau
    • Làm giấy chứng nhận độc thân
  • Mẫu đơn
  • Hôn nhân & gia đình
    • Thủ tục ly hôn
    • Phân chia tài sản
    • Tranh chấp quyền nuôi con
    • Thừa kế và di chúc
    • Hôn nhân với người nước ngoài
    • Mẫu đơn, giấy tờ, hồ sơ
  • Hỏi – Đáp
  • Đời sống
  • Liên hệ
Trang chủ » Hôn nhân và gia đình » Thủ tục ly hôn » Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt vợ hoặc chồng
Thủ tục ly hôn

Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt vợ hoặc chồng

Thủ tục ly hôn Nguyễn Thương  |  Thứ Tư, 06/04/2022

Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt vợ hoặc chồng thì có được tòa án giải quyết hay không? Ai có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt? Cần hòa giải khi ly hôn thuận tình không? Luật sư Hôn nhân Gia đình sẽ giải đáp cho các bạn trong bài viết sau đây.

Mục lục

Toggle
  • Điều kiện, thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt
  • Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?
  • Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt vợ hoặc chồng có được không?

Điều kiện, thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt

Điều kiện:
Thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, để được xác định là thuận tình ly hôn, cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn;
  • Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Giải quyết ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt.
Giải quyết ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt.

Thẩm quyền:
Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án sẽ được phân định như sau: Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc, Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

  • Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc.

Căn cứ điều 28, 29 BLTTDS 2015 thì những tranh chấp và những yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

  • Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ.

Điểm h, khoản 1, điều 39 BLTTDS quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”

  • Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Điều 40 BLTTDS 2015 quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

+ Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

+ Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

+ Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Đối chiếu các quy định trên thì Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn hay thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi vợ/chồng cư trú.

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Điều 52 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau: Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Như vậy, với quy định trên, thì việc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích. Theo quy định này, thì hòa giải ở cơ sở là giai đoạn không bắt buộc, có áp dụng thủ tục này không là theo sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng.

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?
Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Khi giải quyết thủ tục ly hôn, hòa giải là thủ tục bắt buộc tại Tòa án. Điều này được quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, dù là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình thì tòa án vẫn tiến hành thủ tục hòa giải, nhằm mục đích hàn gắn lại quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, trong trường hợp thuận tình ly hôn vắng mặt thì không thể hòa giải được, bởi để hòa giải thì phải có hai bên, nếu một hoặc cả hai bên vắng mặt thì không thể hòa giải được.

Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt vợ hoặc chồng có được không?

Căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

Điều 367. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự:

Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án. Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.”
Như vậy, theo quy định tại điều trên thì trong phiên họp giải quyết việc dân sự thì người yêu cầu ly hôn phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án. Người yêu cầu ly hôn vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp có đơn xin ly hôn vắng mặt gửi Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ.

Trường hợp người yêu cầu ly hôn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp vợ chồng đều đồng thuận ly hôn và việc phân chia tài sản, quyền nuôi con,… đã được thỏa thuận.

Tuy nhiên vì một số lý do chính đáng mà vợ hoặc chồng không có mặt tại Tòa để giải quyết ly hôn thuận tình. Nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì yêu cầu thuận tình ly hôn vẫn đươc Tòa chấp thuận và thủ tục ly hôn vắng mặt vẫn được thực hiện.

Nang niu heart Broken Heart

    Bạn đang tìm kiếm giải pháp cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc?

    Hãy để chúng tôi giúp bạn!
    — – —

    1000 ký tự còn lại.


    * Nhấn nút Gửi đồng nghĩa với việc bạn chấp thuận Chính sách bảo mật của chúng tôi.

    Cùng chủ đề:
    Giải đáp đơn phương ly hôn cần giấy tờ gì chi tiết
    Giải đáp đơn phương ly hôn cần giấy tờ gì chi tiết

    Đơn phương ly hôn cần giấy tờ gì? Đây là thủ tục pháp lý phức tạp hơn ly hôn thuận tình, do cần có cơ sở pháp lý rõ ràng và tài liệu đầy đủ để Tòa án xem xét.

    Trình tự giải quyết ly hôn vắng mặt như thế nào? Có lâu không? 
    Trình tự giải quyết ly hôn vắng mặt như thế nào? Có lâu không? 

    Vậy trình tự giải quyết ly hôn vắng mặt có được phép và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tố tụng? Hãy cùng Ly hôn Nhanh tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau! 

    Ly thân bao lâu thì ly hôn theo quy định Pháp luật? 
    Ly thân bao lâu thì ly hôn theo quy định Pháp luật? 

    Pháp luật quy định thời gian ly thân bao lâu thì ly hôn? Hãy cùng Ly hôn Nhanh tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này để có được câu trả lời rõ ràng nhất.

    Tư vấn thủ tục ly hôn thuận tình cần giấy tờ gì? 
    Tư vấn thủ tục ly hôn thuận tình cần giấy tờ gì? 

    Thủ tục ly hôn thuận tình cần giấy tờ gì đang là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Nếu bạn chưa có câu trả lời, hãy tham khảo bài viết dưới đây!

    Xem thêm →
    Từ khóa:
    ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt chồng ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt vợ
    Dịch vụ nổi bật
    Dịch vụ ly hôn thuận tình
    Dịch vụ ly hôn thuận tình
    Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Dịch vụ ly hôn trọn gói
    Dịch vụ ly hôn trọn gói
    Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Luật sư Trương Thị Dạ Thảo

    lyhonnhanh.com

    Dịch vụ tư vấn Hôn nhân & Gia đình tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

    Đã thông báo Bộ Công Thương

    Danh mục

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Mẫu đơn
    • Hôn nhân & gia đình
    • Hỏi – Đáp
    • Đời sống
    • Chính sách bảo mật

    Bình luận mới nhất

    Sam Sam đã bình luận trong Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
    Bảo Bảo đã bình luận trong Dịch vụ ly hôn đơn phương
    Lâm Linh đã bình luận trong Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
    Hải Đăng đã bình luận trong Dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương

    Để thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng, thì nhất định phải có luật sư ly hôn hỗ trợ, dù đó là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình.

    LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

    Đường dây nóng: 1900.599.995  |  Email: info@phan.vn

    Facebook Instagram Youtube Tiktok Spotify
    Luật sư Ly Hôn Nhanh - Copyright © 2025
    Hotline Tư vấn miễn phí
    1900.599.995