Mức xử phạt khi uống rượu bia ngày Tết còn điều khiển phương tiện giao thông
Những ngày Tết thường đi kèm với niềm vui sum họp, nhưng việc sử dụng rượu bia ngày Tết và sau đó điều khiển phương tiện giao thông có thể đối mặt với những hậu quả nặng nề. Trong bối cảnh an toàn giao thông ngày càng được đặt lên hàng đầu, bài viết này sẽ trình bày về mức xử phạt khi uống rượu bia ngày Tết và đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật để bảo vệ chính bản thân và cộng đồng xung quanh.
Mục lục
1. Căn cứ pháp luật xử phạt
Rượu bia là chất kích thích khiến người lái xe lâm vào tình trạng không tỉnh táo, dễ gây tai nạn giao thông trên đường, có thể làm thiệt hại tính mạng, sức khỏe và tài sản cho những người cùng tham gia giao thông khác. Nhận thức sự nguy hiểm của việc lái xe sau khi uống rượu bia ngày tết là việc bắt buộc đối với tất cả cá nhân tham gia giao thông. Do đó, pháp luật quy định hình phạt để răn đe, giáo dục đối với người dân, góp phần làm giảm mức độ thiệt hại về người và tài sản trong giai đoạn Tết nguyên đán.
Căn cứ pháp lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy khi uống rượu bia ngày Tết
Mức xử phạt nhiều hay ít tùy thuộc vào nồng độ cồn trong máu của người điều khiển xe máy khi uống rượu bia ngày Tết, cụ thể như sau:
- Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì mức phạt tiền từ: 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 6). Đây là mức phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, người điều khiển xe máy còn phải chịu hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5).
- Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì mức phạt tiền từ: 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6). Ngoài ra, người đó phải chịu hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5).
- Nếu trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì mức phạt tiền từ: 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6). Ngoài ra, hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5).
3. Mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô uống rượu bia ngày Tết
Tương tự như đối với người điều khiển xe máy uống rượu bia ngày Tết, Mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô cũng tùy theo nồng độ cồn có trong máu hoặc hơi thở tại thời điểm bị kiểm tra. Cụ thể như sau:
- Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị xử phạt tiền từ: 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 5). Bên cạnh đó, người đó còn phải chấp hành hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5).
- Nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ: 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (Điểm c Khoản 8 Điều 5). Ngoài ra, hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5).
- Nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ: 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 5) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5).
Như vậy, có thể thấy cùng một nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thể tại thời điểm bị kiểm tra, người lái xe ô tô điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia ngày Tết sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính cao hơn so với người điều khiển xe máy, mức phạt tiền và thời gian chấp hành hình phạt bổ sung cao hơn. Bởi lẽ ô tô là phương tiện giao thông có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho người khác so với xe máy nếu người điều khiển phương tiện uống rượu bia ngày Tết.
Thông qua bài viết này, quý vị đã nắm được mức xử phạt cụ thể của hành vi điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia ngày Tết để mọi người có thể cẩn thận với việc tham gia giao thông ngày Tết. Tuyệt đối không nên điều khiển xe sau khi uống rượu bia ngày tết, hãy bắt taxi hoặc nhờ bạn bè.