Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi nào?
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật.
Danh hài Chiến Thắng ly hôn lần 2
Nghĩa vu cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn
Hôn nhân mở, có đáng để mở
Nghĩa vụ cấp dưỡng là một hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và hình thức này xuất hiện khi mà các bên trong quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn chung sống dưới một mái nhà hoặc có quan hệ tình cảm diễn biến theo chiều hướng xấu đến mức việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn có thể dựa vào ý thức tự giác.
Một người có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi nào?
Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, bao gồm:
a) Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
b) Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
c) Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
d) Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
đ) Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
e) Trường hợp khác theo quy định của luật.
Trong các trường hợp b, c, d, đ nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chấm dứt một cách đương nhiên. Trong trường hợp a, sẽ rất khó nếu các bên chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo thỏa thuận mặc nhiên rồi sau đó một thời gian, người có quyền được cấp dưỡng lại yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trở lại, thậm chí, cấp dưỡng cả cho thời gian giữa ngày thỏa thuận mặc nhiên và ngày yêu cầu cấp dưỡng lại. Nói chung, thực tiễn giao dịch thừa nhận khái niệm cấp dưỡng không liên tục: nếu đến hạn cấp dưỡng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ và người được cấp dưỡng không yêu cầu mà cũng không nêu lý do, thì có thể coi như người được cấp dưỡng không có nhu cầu; đến hạn kế tiếp, người được cấp dưỡng có yêu cầu, thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải đáp ứng, nhưng người được cấp dưỡng chỉ có quyền đòi phần cấp dưỡng tương ứng với kỳ hạn đó chứ không thể đòi cả phần cấp dưỡng của kỳ hạn trước đó.
Cần lưu ý rằng nghĩa vụ cấp dưỡng, sau khi chấm dứt, vẫn có thể được xác lập lại một khi lại có một bên lâm vào cảnh túng thiếu và bên kia có khả năng. Nhưng quy tắc này không áp dụng cho trường hợp người được cấp dưỡng là vợ hoặc chồng đã ly hôn và đã kết hôn với người khác.