Người mẹ chết để lại ba di chúc
Một người phụ nữ chết và đã để lại ba di chúc cho 3 người vào 3 thời điểm khác nhau. Bản di chúc nào có hiệu lực pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Quan hệ với bạn gái cần xem trước CMND?
Chở hàng thuê bị bắt tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
Dịch vụ tư vấn ly hôn với người nước ngoài
Mục lục
Ba di chúc của người mẹ quá cố để lại
Tài sản người mẹ này để lại bao gồm một mảnh đất 20.000 m2 và một căn nhà cấp 4 trên mảnh đất đó. Vì phần tài sản và 3 bản di chúc này đã gây ra tranh chấp giữa 2 chị em là bà P và bà C (con của người mẹ đã mất). Vụ việc đã được khởi kiện lên TAND.
1/ Bản di chúc 1 (năm 2007): được lập vào tháng 9-2007 tại một văn phòng luật sư TP.HCM. Nội dung di chúc: bà P được chia căn nhà cùng phân nửa diện tích đất. Nửa diện tích đất còn lại chia cho bà C.
2/ Bản di chúc 2 (năm 2008): được lập vào tháng 7-2008 tại Phòng công chứng số 2 tỉnh BR-VT, có điểm chỉ, có sự chứng kiến của công chứng viên, có ghi diện tích đất cụ thể và nơi lập di chúc. Nội dung di chúc: toàn bộ tài sản được nói trên được để lại cho bà C. Bản di chúc được bà C đưa ra tại buổi hòa giải.
3/ Bản di chúc 3 (năm 2010): được lập vào ngày 15-10-2010 và được công chứng tại Văn phòng công chứng (VPCC). Nội dung di chúc: giống bản di chúc 1 (năm 2007) và thêm phần nội dung chia “bộ ghế thờ bao gồm lư hương, chân đèn, chò, bình hoa, đĩa quả” cho người họ hàng.
Tòa án phân xử chia tài sản trong ba di chúc như thế nào?
[quote font=”Georgia” bcolor=”#F09217″ arrow=”yes”]
Khoản 4 Điều 667 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005) quy định:
“Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.”
[/quote]
Trên thực tế, nhìn chung thì bản di chúc được lập năm 2007 và năm 2010 là gần giống nhau, bản di chúc năm 2010 chỉ khác một phần nhỏ so với bản di chúc năm 2007 ở chỗ chia “bộ ghế thờ bao gồm lư hương, chân đèn, chò, bình hoa, đĩa quả” cho người họ hàng. Và trên thực tế, phần tài sản này không ảnh hưởng gì đến phần tài sản đất đai và ngôi nhà.
Vì vậy, TAND chỉ xem xét bản di chúc năm 2008 và bản di chúc 2010.
1/ Xử sơ thẩm: Tòa án công nhận bản di chúc năm 2008, bác bỏ bản di chúc lập năm 2010
TAND tuyên bố bản di chúc năm 2010 vô hiệu lực, vì:
– Bản di chúc 2010 gồm 3 trang, không đánh số thứ tự trang, thiếu sơ đồ minh họa vị trí đất. Trang 1 của Di chúc chỉ ghi 2 thửa đất và căn nhà nhưng trang 2 lại phát sinh thêm phần chia tài sản cho người họ hàng là “bộ ghế thờ, lư hương, chân đèn, chò, bình hoa, đĩa quả”. Do đó, phần quyết định chia tài sản của người mẹ đã chết là không rõ ràng.
– Bản di chúc tuy có công chứng nhưng không có văn bản xác nhận “người mẹ còn đủ minh mẫn khi quyết định chia tài sản hay không?”
[quote font=”Georgia” bcolor=”#F09217″ arrow=”yes”]
Khoản 1 Điều 647 BLDS 2005 quy định về người lập di chúc
“Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.”
[/quote]
2/ Xử phúc thẩm: Tòa án công nhận bản di chúc cuối cùng (năm 2010) sau khi bà P kháng cáo
TAND tuyên bố bản di chúc cuối cùng có hiệu lực pháp lý, vì:
– Tòa đã xác định khi lập di chúc, người mẹ vẫn còn minh mẫn, nghe rõ và nói chuyện được. Trong đó có sự chứng kiến của công chứng viên VPCC và một số nhân chứng khác.
– Di chúc có ghi rõ ngày tháng năm viết di chúc, tên và nơi có di sản, họ tên người lập, người hưởng di sản.
Như vậy sau 2 lần ra tòa dự sơ thẩm và phúc thẩm, dù có đến 3 bản di chúc thì bản di chúc cuối cùng được xác định là có hiệu lực pháp luật và dựa theo Khoản 5 Điều 667 BLDS 2005 quy định:
[quote font=”Georgia” bcolor=”#F09217″ arrow=”yes”]
“Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.”
[/quote]
Tổng hợp