Những điều cần biết về mã vạch
Có khi nào bạn thường thắc mắc tại sao trên các sản phẩm đặt ở siêu thị đều không gắn giá cả mà chỉ gắn một đoạn mã vạch gồm nhiều vạch có kích thước to nhỏ khác nhau và song song với nhau. Khi tính tiền, nhân viên chỉ cần quét ngay đúng chỗ có mã để tính giá cho bạn?
Dịch vụ tư vấn pháp lý giúp start-up khởi nghiệp
Các vấn đề tranh chấp khi ly hôn
Nội dung của một tờ đơn ly hôn
Mã vạch xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, trên hầu hết các sản phẩm lưu hành hợp pháp trên thị trường. Ai cũng đều thấy chúng nhưng ít ai hiểu được nhiều về chúng. Vậy trên mã vạch cung cấp cho chúng ta những thông tin gì?
– Tên sản phẩm
– Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
– Số nhận diện người bán, nhận diện nhà sản xuất, doanh nghiệp (Vendor ID Numbers, ManufactureID Numbers)
– Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
– Nơi trữ hàng hoá
– Ngày nhận
– Tên hay số hiệu khách hàng
– Giá cả món hàng
– Số hiệu lô hàng và số xê ri
– Số hiệu đơn đặt gia công
– Mã nhận diện tài sản
– Số hiệu đơn đặt mua hàng
v.v….
Một khi công ty đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại mã vạch thích hợp, kích thước của mã vạch, công nghệ mã hoá thông tin và công nghệ in thích hợp nhất.
Để đọc được các ký hiệu mã vạch người ta dùng một loại thiết bị gọi là máy quét (barcode scanner), thực chất chính là một loại đầu đọc quang học dùng chùm tia sáng hoặc tia laser.