Nộp mẫu đơn ly hôn ở đâu khi yêu cầu ly hôn?
Mẫu đơn ly hôn là biểu mẫu cho nhà nước quy định, được áp dụng trong quy trình ly hôn. Bạn có thể tự tải đơn ly hôn hoặc xin mẫu đơn tại Tòa án. Việc nộp đơn ly hôn ở đâu phụ thuộc vào hình thức ly hôn là thuận tình hay đơn phương và có thuộc trường hợp có yếu tố nước ngoài hay không.
Mục lục
Nộp mẫu đơn ly hôn ở đâu?
Việc nộp hồ sơ xin ly hôn ở đâu phụ thuộc vào việc vợ, chồng ly hôn theo hình thức ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương, có thuộc trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài hay không.
Nộp mẫu đơn ly hôn ở đâu?
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm. Cụ thể tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn như sau:
☛ Tòa án thụ lý hồ sơ đối với trường hợp thuận tình
Trường hợp ly hôn thuận tình, hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú (đăng ký thường trú) của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
☛ Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn với trường hợp ly hôn đơn phương:
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
☛ Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài
Toà án nhân dân cấp quận/huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn nếu có Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài.
Trong trường hợp này, cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Trường này áp dụng theo điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn trừ những vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện trừ khi giải quyết giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
Giải đáp một số thắc mắc về mẫu đơn ly hôn
Liên quan đến mẫu đơn ly hôn, chúng tôi xin được giải đáp một số thắc mắc như sau:
☛ Đơn xin ly hôn mua ở đâu?
Pháp luật hiện hành không bắt buộc người dân phải mua đơn có sẵn tại Tòa án. Về nguyên tắc mẫu Đơn xin ly hôn có thể được viết tay, đánh máy hoặc mua tại Tòa án (bản có dấu). Đơn chỉ cần có đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết theo mẫu là Tòa án phải chấp nhận.
Tuy nhiên, hiện nay, một số Tòa án vẫn yêu cầu người dân phải mua mẫu đơn có dấu treo tại Tòa.
☛ Nộp đơn ly hôn cùng giấy tờ gì?
Nộp đơn ly hôn cùng giấy tờ gì?
Nộp kèm đơn ly hôn gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn thì có thể nộp bản sao chứng thực đăng ký kết hôn; Bản sao từ sổ gốc (trích lục) đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã được đăng ký lại…
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Trường hợp không có, vợ/chồng thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực) như Sổ đỏ; hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế chung…
☛ Tài sản trong thời kỳ hôn nhân được phân chia thế nào khi ly hôn?
Phân chia tài sản là nội dung quan trọng khi vợ chồng ly hôn. Về nguyên tắc, vợ chồng sẽ thỏa thuận về việc chia tài sản chung, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như:
– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.