Phân biệt mức xử phạt lỗi không mang và không giấy phép lái xe
Mức xử phạt lỗi không mang và không giấy phép lái xe có sự chênh lệch nhau. Nhiều người điều khiển phương tiện giao thông cho rằng hai lỗi này là một và cứ thế khai báo bừa. Tuy nhiên điều này có thể khiến họ bị phạt oan lúc nào mà không hay. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt mức xử phạt lỗi không mang và không giấy phép lái xe.
Mục lục
1. Quy định của pháp luật về giấy phép lái xe
Giấy phép lái xe là một loại chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho phép cá nhân đủ điều kiện điều khiển các loại xe cơ giới trên đường giao thông. Nó đóng vai trò như “chìa khóa” để mở ra cánh cửa tham gia giao thông an toàn, thể hiện trách nhiệm của người lái xe đối với bản thân, cộng đồng và xã hội.
Giấy phép lái xe không chỉ là giấy tờ bắt buộc mà còn là cam kết của người lái xe về việc tuân thủ luật giao thông và lái xe an toàn. Việc sở hữu giấy phép lái xe thể hiện sự hiểu biết của người lái về các quy tắc giao thông, kỹ năng điều khiển xe và ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ bản thân và những người tham gia giao thông khác.
2. Phân biệt mức xử phạt lỗi không mang và không giấy phép lái xe theo quy định
2.1. Mức xử phạt không mang bằng lái xe
Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe máy được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
“Người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.”
Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe ô tô được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
“Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.”
Như vậy, mức xử phạt không mang bằng lái xe máy có thể bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng, còn với ô tô sẽ bị phạt gấp đôi. Đồng thời, mức phạt có thể cao hơn nếu người điều khiển vi phạm kết hợp với các hành vi vi phạm khác. Người vi phạm cần nộp phạt theo quy định và lấy lại giấy phép lái xe (nếu có) tại cơ quan Công an.
2.2. Mức xử phạt không giấy phép lái xe
Mức phạt lỗi không giấy phép lái xe cho xe máy được quy định theo điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trong trường người tham gia giao thông đi xe ô tô thì mức xử phạt sẽ được quy định tại điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
- Mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe ô tô Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Như vậy, trong trường hợp người điều khiến xe máy mà không giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng, tùy vào từng dung tích xe. Còn với trường hợp xe ô tô sẽ bị phạt gấp đôi cho từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng.
Xem thêm: Không giấy phép lái xe bị xử phạt bao nhiêu theo luật 2024
3. Làm thế nào để chứng minh không mang theo giấy phép lái xe
Như vậy, theo so sánh trên mọi người sẽ thấy trường hợp không giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt nặng hơn theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, khi tham gia giao thông mà gặp trường hợp công an kiểm tra thì mọi người cần chứng minh mình không đem theo giấy phép lái xe. Nếu không chứng minh được thì công an giao thông sẽ quy về tội không giấy phép lái xe.
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 82, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được GPLX sẽ bị xử phạt như lỗi không có GPLX, bị giữ phương tiện và có phiếu hẹn. Thời gian tạm giữ phương tiện không quá 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ; nếu có tình tiết phức tạp hơn có thể giữ tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Do đó, trong thời gian hẹn thì người vi phạm cần xuất trình được GPLX theo quy định. Nếu không thì sẽ bị lập biên bản và chịu mức xử phạt như không giấy phép lái xe.