Quy định pháp luật ly hôn năm 2022
Theo quy định pháp luật thì Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng. Các cặp vợ chồng khi quyết định ly cần nắm vững các quy định của pháp luật về ly hôn. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu quy định pháp luật ly hôn mới nhất năm 2022.
Mục lục
1. Quy định của pháp luật ly hôn về căn cứ ly hôn
Căn cứ ly hôn là những điều kiện được quy định trong pháp luật hôn nhân gia đình mà chỉ khi có những điều kiện đó thì Tòa án mới tiến hành xét xử ly hôn.
Những điều kiện là căn cứ để Tòa giải quyết ly hôn là:
a. Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng, đã được bố mẹ của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau hoặc của các thành viên khác trong gia đình, đã được bố mẹ của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bố mẹ của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
Từ những căn cứ trên nếu đã được nhắc nhở, khuyên bảo, hòa giải nhưng vẫn tiếp tục vi phạm hoặc đã ly thân thì có thể nhận định đời sống chung không thể kéo dài được. Cả hai bên không còn yêu thương tạo điều kiện cho bên còn lại phát triển thì cũng được xem là mục đích hôn nhân không đạt được.
b. Những trường hợp ly hôn khi yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích
– Nếu chưa có bản án tuyên án chồng hoặc vợ mất tích thì một bên có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và xin ly hôn cùng lúc. Nếu Tòa án xét thấy có đủ điều kiện để tuyên bố mất tích thì Tòa sẽ tuyên bố mất tích và giải quyết ly hôn. Nếu không có căn cứ thì Tòa sẽ bác các yêu cầu.
– Trường hợp một bên vợ hoặc chồng đã bị Tòa tuyên bố mất tích. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
2. Quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, cấp dưỡng sau khi ly hôn
– Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
– Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
– Nếu người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.