Quy định về xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết Dương Lịch
Mục lục
1. Tại sao cần tăng cường biện pháp ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn dịp Tết Dương Lịch?
Lý do đầu tiên là vì chúng ta đang bước vào giai đoạn đầu năm, thời điểm mà người dân thường có thói quen tụ tập, gặp mặt, khai xuân và tham gia các lễ hội. Việc tổ chức tiệc tùng và và sử dụng các loại đồ uống có cồn là điều không thể tránh khỏi.
Thứ hai, thói quen của người Việt Nam thường rất coi trọng việc thưởng thức rượu bia cùng với anh em và bạn bè thân thiết. Mọi người rất thích dùng rượu bia trong mọi sự kiện vui chơi, liên hoan, lễ hội và thậm chí cả trong công việc. Đặc biệt là đối với cánh đàn ông, việc sử dụng rượu bia không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn là cách thể hiện và khẳng định bản thân.
Thứ ba, Cơ quan cảnh sát giao thông đã triển khai chiến dịch kiểm tra mạnh mẽ và liên tục, đặc biệt là trong giai đoạn này. Qua đó đưa ra những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn, xử lý và ngăn ngừa tai nạn giao thông.
2. Mức độ xử phạt vi phạm nồng độ cồn dịp Tết Dương Lịch đối với từng loại phương tiện như thế nào?
Hiện nay, mức phạt cho các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy đã được quy định ở mức rất cao. Điều đáng chú ý không chỉ là vấn đề xử phạt, mà còn là khả năng bị tước giấy phép lái xe (GPLX), theo quy định được công bố trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021-NĐ-CP), chi tiết như sau:
2.1. Mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp
- Vi phạm không vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (Theo Điểm q, Khoản 1 Điều 8).
- Vi phạm vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Theo Điểm e, Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đã được sửa đổi theo điểm k, Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Vi phạm vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Theo Điểm c, Khoản 4 Điều 8).
2.2. Mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy
- Không vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng (Theo Điểm c, Khoản 6 Điều 6) và bị tước quyền lái xe (GPLX) từ 10 tháng đến 12 tháng (Theo Điểm d, Khoản 10 Điều 6).
- Vi phạm vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng (Theo Điểm c, Khoản 7 Điều 6) và bị tước GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng (Theo Điểm e, Khoản 10 Điều 6).
- Vi phạm vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Theo Điểm e, Khoản 8 Điều 6) và bị tước GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng (Theo Điểm g, Khoản 10 Điều 6).
2.3. Mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô
- Không vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Theo Điểm c, Khoản 6 Điều 5) và bị tước quyền lái xe (GPLX) từ 10 tháng đến 12 tháng (Theo Điểm e, Khoản 11 Điều 5).
- Vi phạm vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (Theo Điểm c, Khoản 8 Điều 5) và bị tước GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng (Theo Điểm g, Khoản 11 Điều 5).
- Vi phạm vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng (Theo Điểm a, Khoản 10 Điều 5) và bị tước GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng (Theo Điểm h, Khoản 11 Điều 5).
Nhìn chung, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm nồng độ cồn chỉ mới là bước đầu. Để gia tăng tính răn đe của biện pháp này, Cục Cảnh sát giao thông thông báo rằng các bộ, ngành và báo chí cần thực hiện chiến dịch tuyên truyền sâu rộng về văn hóa “Đã uống rượu bia, không lái xe”.