Luật sư ly hôn nhanh - Ly hôn thuận tình - Ly hôn đơn phương

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

Hà Nội TP.Hồ Chí Minh Tiền Giang
lyhonnhanh.com

Dịch vụ nhanh chóng - Giá trị nhân văn

0904.752.808 [email protected]
Tòa án
  • Logo
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Mẫu đơn
  • Hỏi – Đáp
  • Đời sống
  • Hôn nhân & gia đình
  • Liên hệ
  • Logo
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Mẫu đơn
  • Hỏi – Đáp
  • Đời sống
  • Hôn nhân & gia đình
  • Liên hệ
Trang chủ » Hôn nhân và gia đình » Tranh chấp quyền nuôi con » Quyền nuôi con sau ly hôn
Cùng sẻ chia - cùng vượt qua mọi chông gai! Hãy cho chúng tôi biết câu chuyện của bạn.
×
Tranh chấp quyền nuôi con

Quyền nuôi con sau ly hôn

Tranh chấp quyền nuôi con Cẩm Xuyên  |  Thứ Sáu, 17/06/2022 22:13

Những cặp vợ chồng sau khi ly hôn luôn có những tranh chấp quyết liệt bởi vì trước đó mối quan hệ đã rơi vào ngõ cụt. Ngoài những tranh chấp như tranh chấp tài sản, tranh chấp nghĩa vụ trả nợ thì còn tranh chấp quyền nuôi con. Vậy làm thế nào để đủ điều kiện nuôi con? Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình quy định như thế nào về quyền nuôi con sau ly hôn.

Mục lục

  • 1. Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?
  • 2. Các nguyên tắc giải quyết quyền nuôi con sau ly hôn

1. Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?

Đối với vấn đề con cái dù là con nuôi hay con đẻ thì trong mọi trường hợp, bố mẹ đều có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con, không phân biệt cho đến khi con thành niên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu con mất năng lực hành vi dân sự thì bố, mẹ có nghĩa vụ đối với con cho đến khi con mất hoặc bố, mẹ mất. Đó vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của bố mẹ.

Quyền nuôi con sau ly hôn.
Quyền nuôi con sau ly hôn.

Trong thời kì hôn nhân hay quá trình ly hôn, bố mẹ vẫn có quyền thỏa thuận về chăm sóc nuôi dưỡng con cái. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết về nghĩa vụ chăm sóc con. Khi có sự thay đổi trong mối quan hệ gia đình thì bố mẹ nên tự thỏa thuận và giải quyết một cách nhẹ nhàng về nghĩa vụ chăm sóc con cái, tránh trường hợp ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thì Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn tại Điều 81, theo đó:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Các nguyên tắc giải quyết quyền nuôi con sau ly hôn

Nguyên tắc 1: Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên quyền nuôi con thuộc về mẹ. Tuy nhiên trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không có điều kiện để nuôi con thì quyền nuôi con thuộc về người cha.

Nguyên tắc giải quyết quyền nuôi con.
Nguyên tắc giải quyết quyền nuôi con.

Nguyên tắc 2: Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì quyền nuôi con khi ly hôn của cha và mẹ ngang bằng nhau. Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào các điều kiện: Vật chất như điều kiện kinh tế, gia sản, thu nhập, tài sản, chỗ ở,…; Tinh thần như thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con tình cảm trước giờ với con như thế nào? thời gian vui chơi với con, trình độ học vấn, nhân cách đạo đức,…

Nguyên tắc 3: Con trên 7 tuổi thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của trẻ và ghi nhận bằng văn bản.

Trường hợp cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:

– Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:

  • Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ;
  • Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ;
  • Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ;

– Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

– Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Quyền nuôi con sau ly hôn trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Hotline: 0904.752.808

Email: [email protected]

Bài viết liên quan:

  • Làm cách nào để giành quyền nuôi con?
  • Cha mẹ ly hôn con nên ở với ai là tốt nhất?
  • VỢ (CHỒNG) KHÔNG CUNG CẤP GIẤY TỜ KHI MỘT BÊN CÓ YÊU CẦU ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN
  • Quy định về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
  • Mẫu giấy thỏa thuận trước hôn nhân
0 0 đánh giá
Đánh giá
Đăng ký theo dõi
Thông báo về
guest
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Dịch vụ nổi bật

Dịch vụ ly hôn đơn phương.

Dịch vụ ly hôn đơn phương

Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Dịch vụ ly hôn thuận tình.

Dịch vụ ly hôn thuận tình

Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Dịch vụ ly hôn trọn gói.

Dịch vụ ly hôn trọn gói

Cùng chuyên mục

Quyền nuôi con khi ly hôn
Tìm hiểu quyền nuôi con khi ly hôn hiện nay

Thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con
Thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con

ly-hon-khi-con-duoi-1- tuoi
Ly hôn khi con dưới 1 tuổi

thay-doi-quyen-nuoi-con-sau-lon
Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn   

Làm sao giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn

Tư vấn miễn phí

lyhonnhanh.com

Dịch vụ Hôn nhân & Gia đình hàng đầu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang.

Đã thông báo Bộ Công Thương

Danh mục

  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Mẫu đơn
  • Hỏi – Đáp
  • Đời sống
  • Hôn nhân & gia đình
  • Liên hệ

Bình luận mới nhất

Mộc Miên đã bình luận trong Dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương
Nhu đã bình luận trong Viết giấy ly hôn thuận tình
Linh Đan đã bình luận trong Dịch vụ ly hôn trọn gói
Gấu Hí đã bình luận trong Làm cách nào để giành quyền nuôi con?

Để thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng, thì nhất định phải có luật sư ly hôn hỗ trợ, dù đó là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình.

LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Số điện thoại: 0904.752.808

Email: [email protected]

Luật sư ly hôn nhanh - Ly hôn thuận tình - Ly hôn đơn phương - Copyright © 2022
Tư vấn miễn phí
0904.752.808