QUYỀN YÊU CẦU TÒA ÁN GIẢI QUYẾT LY HÔN CHO CON CỦA CHA MẸ?
Quyền yêu cầu ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Về nguyên tắc vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Quyền yêu cầu ly hôn của người chồng bị hạn chế trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Mục lục
1. Quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn cho con của cha mẹ?
Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu ly hôn. Đây là một quy định mới của Luật Hôn nhân và Gia đình liên quan tới quyền liên quan quyền yêu cầu ly hôn. Theo đó, “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.
Chủ thể mới có quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
2. Ý nghĩa của quy định về quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn cho con của cha mẹ
Quy định này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho một trong hai bên vợ, chồng bị tâm thần, mắc bệnh không làm chủ được hành vi đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình. Theo đó, cha mẹ hoặc người thân thích khác của họ có quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn cho họ. Quy định này hoàn toàn hợp lý bởi vì trong thực tế xét xử đã xảy ra nhiều trường hợp, một bên bị tâm thần, bên kia nộp đơn xin ly hôn, khi đó người nộp đơn vừa là nguyên đơn vừa là người đại diện theo pháp luật của bị đơn. Điều này không đảm bảo công bằng, có khả năng gây thiệt thòi cho người đang bị tâm thần, vốn có quyền lợi đối lập với người kia trong vụ ly hôn.
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn từ phía chủ thể mới này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.