THỦ TỤC KHÁNG CÁO BẢN ÁN LY HÔN SƠ THẨM
Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, nếu không đồng ý với bản án đó, ta có thể thực hiện kháng cáo bản án ly hôn.
Mục lục
Kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm là gì?
Kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm là thủ tục mà khi không đồng ý với bản án của Tòa án sơ thẩm, ta có quyền kháng cáo nhằm mục đích chống lại quyết định sơ thẩm, đưa vụ việc lên Tòa án cấp phúc thẩm và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án.
Ai được quyền kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm
Người được quyền kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm là những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Thời hạn kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm
Tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thời gian kháng cáo bản án ly hôn như sau:
- Thời gian kháng cáo bản án là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trong trường hợp đương sự không có mặt tại tòa thì tính từ ngày giao bản án cho họ.
- Thời gian kháng cáo đối với quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ là 07 ngày.
- Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện, thì được tính vào ngày bưu điện đóng dấu ở bì thư.
Kháng cáo quá hạn
Tuy nhiên, khi quá thời hạn kháng cáo thì chúng ta vẫn còn một cơ hội nữa là: kháng cáo quá hạn. Nhưng đơn kháng cáo quá hạn có được chấp nhận hay không sẽ được xem xét bởi Hội đồng Thẩm phán cấp phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán.
Hồ sơ kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm
- Đơn kháng cáo (theo mẫu số 01 – ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP) bao gồm các nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên và địa chỉ người kháng cáo;
- Kháng cáo phần nào của bản án hay quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
- Bản án sơ thẩm;
- Hồ sơ nhân thân của người nộp đơn;
- Tài liệu và chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Nơi nộp hồ sơ kháng cáo
Đơn kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm. Nếu đơn kháng cáo gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, việc kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm là một việc không hề khó nếu như bạn có đầy đủ bằng chứng để chứng minh việc mình kháng cáo là có hợp tình, hợp lý và hợp pháp.