Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn
Khi cuộc sống hôn nhân có nhiều mâu thuẫn, đời sống vợ chồng rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng thì việc tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương được coi là giải pháp cuối cùng để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết ly hôn có rất nhiều trường hợp bị đơn không đồng ý hợp tác giải quyết, cố tình vắng mặt trong các buổi làm việc tại Tòa án thì theo quy định của pháp luật hiện hành nguyên đơn có thể giải quyết được ly hôn hay không?
Xem thêm
Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt một bên
Thủ tục ly hôn với người mất tích
Tư vấn cách giành quyền nuôi con khi ly hôn
Mục lục
Bắt đầu thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Như vậy, khi có căn cứ giải quyết ly hôn thì theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng, Tòa án vẫn tiến hành thụ lý giải quyết theo thủ tục ly hôn đơn phương.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự có quyền, nghĩa vụ tham gia phiên tòa, phiên họp, phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục ly hôn đơn phương.
Trình tự xử lý ly hôn đơn phương
Trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành mở phiên họp lấy lời khai, thu thập chứng cứ và hòa giải.Trường hợp bị đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, Tòa án sẽ tiến hành xác minh các thông tin liên quan đến vụ án, trên cơ sở tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp và đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, Tòa án sẽ xem xét việc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Khi Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa trừ trường hợp người đó có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bị đơn vắng mặt nếu vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa; nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì giải quyết cụ thể như sau:
- Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.