Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt một bên
Ly hôn là điều không mong muốn nhưng khi cuộc sống vợ chồng không còn hạnh phúc, mẫu thuẫn căng thẳng kéo dài thì đó là điều đương nhiên. Có rất nhiều cặp vợ chồng thuận tình ly hôn nhưng do điều kiện công việc, khoảng cách địa lý xa xôi không thể có mặt tại Tòa án để giải quyết được thì có quyền làm đơn yêu cầu xét xử vắng mặt gửi đến Tòa án.
Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Nội dung tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Hậu quả pháp lý từ việc ly hôn giả
Thuận tình ly hôn là việc vợ chồng cùng có yêu cầu đã thỏa thuận được tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân, chia tài sản, nuôi con; giải quyết nợ chung và chỉ yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về thuận tình ly hôn như sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”
Trường hợp ly hôn thuận tình thì đương sự phải có mặt tại Tòa án để giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, trong cuộc sống có những lúc công việc bận rộn hoặc có những trường hợp bất khả kháng, có lý do chính đáng không thể có mặt để giải quyết được thì phải làm đơn xin xét xử vắng mặt gửi đến Tòa án. Khi đương sự có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử bình thường.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về sự có mặt của đương sự như sau:
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
Như vậy, Tòa án chỉ công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự khi một bên vắng mặt nếu người đó có Đơn xin xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp vợ chồng cùng thuận tình ly hôn nhưng một bên không chịu lên Tòa làm việc mà cũng không có Đơn xin xét xử vắng mặt. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Trong trường hợp một bên nguyên đơn vẫn có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án giải quyết theo thủ tục chung mà không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại thẩm phán giải quyết vụ án.