Tôi muốn ly hôn khi vợ đang có thai
Pháp luật có những quy định bảo vệ trẻ em và phụ nữ, vì vậy quy định chồng không được quyền đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai là một trong những quy định đó. Vì vậy rất nhiều bạn nam đặt câu hỏi tôi muốn ly hôn khi vợ mang thai thì phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau làm rõ vấn đề đó.
Mục lục
1. Tôi muốn ly hôn khi vợ đang có thai có được không?
Trường hợp cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn khi người vợ đang mang thai thì Tòa án vẫn giải quyết công nhận thuận tình ly hôn.
Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích cho người vợ vì khi mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con, người vợ không có khả năng làm việc để kiếm thêm thu nhập, vì vậy rất cần người chồng ở bên để hỗ trợ về mặt tài chính và chăm con.
Tuy nhiên, người vợ khi đang mang thai vẫn có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn nếu việc sống chung làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của cả người vợ và đứa con chung.
Khi vợ yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn gồm: Đơn ly hôn, bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bản sao có chứng thực CMND/CCCD và sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng; bản sao có chứng thực các tài liệu chứng minh về tài sản chung hoặc tài sản riêng vợ chồng nếu yêu cầu Tòa án giải quyết về tài sản; Tài liệu chứng minh chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Thủ tục thuận tình ly hôn
Hồ sơ chuẩn bị để nộp cho tòa án trọng vụ việc thuận tình ly hôn bao gồm:
- Đơn ly hôn thuận tình/đơn yêu cầu;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- CMND và hộ khẩu (bản sao y chứng thực);
- Giấy khai sinh các con (bản sao);
- Các giấy tờ khác chứng minh sở hữu tài sản (nếu có);
Trước hết tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên vợ và chồng nên hai bên có thể thỏa thuận Tòa án để nộp đơn. Tòa án nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng đang cư trú.
Thẩm quyền của tòa án được quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự như sau:
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Là tất cả các yêu cầu về đồng thuận ly hôn, về hôn nhân và gia đình. Trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền Tòa cấp tỉnh.
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài hoặc có ủy thác tư pháp.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
Thủ tục ly hôn thuận tình:
– Nộp hồ sơ khởi kiện yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
– Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách.
– Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.