Ly hôn thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ
Theo Khoản 1 Điều 85 vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Như vậy, trong trường hợp có lý do chính đáng, vợ/chồng có quyền đơn phương gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của mình mà không cần có sự đồng ý của gia đình chồng hay vợ.
Những hành vi được xem là bạo lực gia đình
Quy định pháp luật về hành vi bạo lực gia đình
Tòa án nào giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Mục lục
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin ly hôn
- Bản sao Hộ khẩu, CMND
- Giấy đăng ký kết hôn
- Các giấy tờ chứng minh tài sản.
- Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có)
Gửi hồ sơ trên đến Tòa án có thẩm quyền. Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ xác định như sau:
- Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này.
- Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này.
- Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
Dành quyền nuôi con:
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Tuy nhiên, nếu hai người (vợ, chồng) không thể thoả thuận được với nhau thì toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…