Tòa án nào giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thì ly hôn chính là giải pháp giải thoát cho hai vợ chồng. Hiện nay, ly hôn không còn quá xa lạ trong xã hội, tuy nhiên những vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài thường là những vấn đề không phải ai cũng biết, vậy cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở đâu?
Chia tài sản cho con cái trong thời kỳ hôn nhân
Đánh bạc trái phép là hành vi vi phạm pháp luật
Vấn đề hòa giải ly hôn ở cơ sở
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết việc ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà đương sự có thể làm đơn xin ly hôn nộp tới Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp Tỉnh nơi người vợ/chồng đang cư trú. Cùng với đơn xin ly hôn, cần nộp kèm các giấy tờ khác có liên quan đến việc ly hôn như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của các con, giấy tờ liên quan đến tài sản (để giải quyết phần tài sản).
Đồng thời, căn cứ khoản 1 – Điều 35 – Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình.
Căn cứ điểm c – khoản 1 – Điều 36 – Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam.
Do vậy, Nếu bị đơn (người bị kiện) có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.
Nếu bị đơn (người bị kiện) không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.