Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài quy định bao nhiêu?
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Xoay quanh chủ đề này có nhiều người thắc mắc rằng lệ phí đăng ký kết hôn với người ngoài là bao nhiêu? Cần giấy tờ và điều kiện gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin quan trọng về pháp luật khi kết hôn với người nước ngoài.
Mục lục
1. Điều kiện kết hôn với người nước ngoài là gì?
Trước khi tiến hành về lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì bạn cần nắm rõ về điều kiện và quy định chi tiết. Điều kiện kết hôn với người nước được quy định cụ thể theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Cụ thể, để tiến hành kết hôn với người nước ngoài thì cả hai cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản như:
- Nam giới từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ giới từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn phải xuất phát từ sự tự nguyện, đồng thuận của cả hai bên, không bị cưỡng bức hay ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào.
- Cả hai bên phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nghĩa là không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi theo quy định của pháp luật.
- Không được kết hôn với những người có mối quan hệ huyết thống gần (cha mẹ, con ruột, anh chị em ruột), người đã kết hôn hợp pháp, người bị mất năng lực hành vi dân sự do bệnh tâm thần hoặc bệnh khác.
- Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình, cũng như pháp luật của nước mà người nước ngoài mang quốc tịch (hoặc nơi họ cư trú).
2. Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài là bao nhiêu?
Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài là khoản chi phí bắt buộc mà công dân Việt Nam và người nước ngoài phải nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Mức phí này được quy định nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần trang trải chi phí cho hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Cụ thể, lệ phí kết hôn được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC. Lệ phí kết hôn tại UBND huyện sẽ do Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định (tùy thuộc vào từng địa phương sẽ có lệ phí khác nhau, nhưng nhìn chung lệ phí kết hôn rơi khoảng từ 1.000.000-1.500.000 đồng.
Ví dụ:
- Đà Nẵng có lệ phí 1.500.000 đồng (Nghị quyết 341/2020/NQ-HĐND);
- Bắc Giang 1.000.000 đồng (Nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND);
- Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Hà Nội là 1.000.000 đồng/lần (theo Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND);
- Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh cũng là 1.000.000 đồng/lần (theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND),…
Xem thêm: Giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đăng ký kết hôn với người nước ngoài
3. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm những giấy tờ gì?
3.1. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Trước khi nộp lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì các cặp đôi cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký theo quy định gồm những giấy tờ quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
- Tờ khai Đăng ký kết hôn;
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài;
- Giấy xác nhận độc thân đối với công dân Việt Nam;
- Giấy khám sức khỏe phục vụ cho việc đăng ký kết hôn;
- Các loại giấy tờ theo từng đặc tính của các trường hợp;
- Hộ chiếu/CCCD (CMND) hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp (còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam;
- Hộ chiếu/Giấy tờ đi lại quốc tế/Thẻ cư trú của người nước ngoài còn giá trị sử dụng.
3.2. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
- Khi đăng ký kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cũng cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.