Những hành vi được xem là bạo lực gia đình
Hôn nhân là một kết thúc đẹp của tình yêu nhưng đối với nhiều người đó là những tháng ngày phải chiến đấu và đấu tranh với những trận đòn và những lần chửi bới bạo lực gia đình. Những hành vi được xem là bạo lực gia đình như sau.
Quy định pháp luật về hành vi bạo lực gia đình
Tòa án nào giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Tìm hiểu về tài sản chung của LGBT trong quá trình sống chung
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
– Cưỡng ép quan hệ tình dục
– Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
– Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Mục lục
Khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì cần báo cho cơ quan nào:
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
– Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình
– Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình
– Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình
– Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân.
Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực bị xử lý như thế nào
Khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Người có hành vi bạo lực gia đình về phòng chống bạo lực tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.