Vai trò của Luật sư ly hôn khi bảo vệ thân chủ
Khi tiến hành các thủ tục ly hôn, các cặp vợ chồng thường vướng mắc các các quy định của pháp luật liên quan tới hồ sơ, thủ tục ly hôn hoặc bị vợ (chồng) của mình gây khó khăn, cản trở quá trình thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án mà không biết phải làm thế nào. Luật sư ly hôn với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn trong tình huống này. Bài viết hôm nay chúng tôi cập nhật đến các bạn vai trò của Luật sư ly hôn khi bảo vệ thân chủ trong vụ án ly hôn.
Mục lục
1. Vai trò của Luật sư ly hôn khi bảo vệ thân chủ trong vụ án ly hôn
Luật sư ly hôn có hai cách để hỗ trợ khách hàng trong vụ án ly hôn: Luật sư tư vấn ly hôn và Luật sư giải quyết thủ tục ly hôn.
Đối với trường hợp luật sư tư vấn ly hôn thường thì các luật sư sẽ tư vấn cho bạn các bước để hoàn thiện hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật cho đến khi có được Quyết định ly hôn hoặc Bản án ly hôn.
Đối với trường hợp luật sư giải quyết thủ tục ly hôn sẽ theo sát bạn trong quá trình nộp đơn, tố tụng và nhận kết quả.
Vai trò của luật sư:
- Hoàn thiện hồ sơ giúp đương sự: thu thập những giấy tờ pháp lý nếu đương sự làm mất, hoặc không thể thu thập như Giấy khai sinh của con, Giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng; giấy tờ tài sản… Luật sư cũng giúp đương sự hợp nhất thông tin nhân thân nếu có sự sai lệch;
- Hoàn thiện đơn khởi kiện, hồ sơ ly hôn thuận tình, đại diện đương sự nộp hồ sơ tại toà án có thẩm quyền;
- Tham gia hoà giải, đối chất, công bố tài liệu chứng cứ trong vụ án;
- Tham gia các thủ tục tố tụng liên quan đến tài sản tranh chấp;
- Tham gia phiên toà để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự. Tham gia hỏi, đối chất, tranh luận… đưa ra yêu cầu tại toà án;
- Những trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con, luật sư có thể tham gia đưa ra những căn cứ pháp lý giúp củng cố phần thắng khi đương sự giành quyền nuôi con.
- Tư vấn và đưa ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh, những bất lợi khi vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản, tranh chấp về quyền nuôi con;
- Tư vấn về việc lập hồ sơ ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, kể cả trường hợp ly hôn đơn phương hay cả hai vợ chồng đồng thuận ly hôn nhưng lại không thỏa thuận được việc nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn;
- Tư vấn về việc xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, phương thức nộp hồ sơ, thời gian giải quyết ly hôn khi có tranh chấp theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn pháp luật về quy trình giải quyết các tranh chấp về ly hôn tại Tòa án.
2. Luật sư tư vấn giải quyết quan hệ tài sản của hai vợ chồng khi có tranh chấp
Những vấn đề cần quan tâm khi chia tài sản chung của vợ chồng là:
- Khi ly hôn cả hai có quyền tự thỏa thuận về phân chia tài sản chung;
- Xác minh tài sản chung của vợ chồng: Tài sản chung là tài sản tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: Thu nhập từ lao động sản xuất, kinh doanh và các thu nhập khác;
- Vợ chồng có quyền như nhau trong việc định đoạt tài sản chung, trên cơ sở cân nhắc các yếu tố sau: Hoàn cảnh của gia đình, của vợ, chồng; Công sức đóng góp, tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung; Bên nào vi phạm nghĩa vụ hợp pháp của bên còn lại hoặc con cái thì sẽ bất lợi hơn khi chia tài sản chung;
- Trường hợp tài sản chung không thể chia bằng hiện vật thì có thể chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán phần chênh lệch cho bên còn lại;
- Tài sản riêng hoặc tài sản được chia từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thuộc bên nào thì không được coi là tài sản chung trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Bảo vệ quyền lợi của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động;
- Vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới với giao dịch do một bên thực hiện như: Nợ phát sinh do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập; Nợ phát sinh do xác lập để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình; Nợ phát sinh do quản lý, sử dụng tài sản chung; Nợ từ việc bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp sau khi ly hôn mà một bên phát hiện bên còn lại có tài sản bí mật mà không thể chứng minh được đó là tài sản riêng thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung đó.