Viết giấy ly hôn như thế nào để được Tòa án giải quyết?
Ly hôn là hiện tượng ngày càng trở biến và số lượng vụ việc mỗi ngày một tăng. Tuy nhiên nhiều cặp vợ chồng muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng không biết cách viết giấy ly hôn như thế nào để Tòa án chấp nhận. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cách viết đơn và các vấn đề khác liên quan.
Mục lục
1. Giấy ly hôn phải viết tay hay đánh máy?
Giấy ly hôn (đơn ly hôn) là một tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Pháp luật hiện chỉ quy định về đơn ly hôn gồm những nội dung gì chứ không quy định viết tay hay đánh máy. Bạn có thể lựa chọn đánh máy hoặc lên Tòa án xin mẫu đơn. Dù giấy ly hôn viết bằng cách nào cũng có giá trị như nhau.
Xem thêm: Dịch vụ làm giấy chứng nhận độc thân nhanh chóng
2. Viết giấy ly hôn như thế nào để được Tòa án giải quyết?
Để viết giấy ly hôn được Tòa án chấp nhận thì bạn cần xác định chính xác trường hợp ly hôn của mình là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn. Đối với thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên) được hướng dẫn cụ thể tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tùy vào trường hợp ly hôn bạn sẽ chọn cách viết đơn hoàn chỉnh nhất. Về cơ bản, giấy ly hôn phải đảm bảo các nội dung quan trọng sau đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ cần viết đúng chuẩn và căn giữa phần đầu: Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
- Ghi rõ thời gian viết đơn ly hôn (Ngày … Tháng … Năm …).
- Tên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn.
- Thông tin của hai bên vợ, chồng.
- Thông tin kết hôn: Thời gian kết hôn theo giấy đăng ký kết hôn, địa điểm ban đầu sống ở đâu.
- Lý do dẫn đến ly hôn: Đối với thuận tình ly hôn, bạn cần ghi đầy đủ chính xác thỏa thuận của hai bên về phân chia tài sản và quyền nghĩa vụ với con chung sau khi ly hôn. Còn đơn phương ly hôn cần nhấn mạnh hôn nhân không hạnh phúc vì bạo lực gia định, vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.
- Về con chung: Ghi rõ thông tin của con như họ tên, ngày, tháng, năm sinh,… nguyện vọng và đề nghị của con. Nếu như vợ chồng không có bất kỳ đứa con nào thì ghi không có.
- Về tài sản chung: Liệt kê tài sản chung của vợ chồng, giá trị thực tế và yêu cầu phân chia như thế nào. Nếu các bên đã thỏa thuận về tài sản chung thì cũng cần nêu trong đơn ly hôn.
- Về nợ chung: Ghi rõ thông tin của chủ nợ, số tiền/tài sản mượn nợ, nghĩa vụ trả nợ (nếu có nợ chung) và yêu cầu Tòa án giải quyết nếu chưa thỏa thuận được.
- Họ tên, chữ ký của người viết đơn ly hôn.
3. Nộp giấy ly hôn ở đâu?
Sau khi đã hiểu cách viết đơn như thế nào thì chúng tôi sẽ giúp bạn xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn. Cụ thể như sau:
- Về đơn thuận tình ly hôn: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tại Tòa án cấp Quận/huyện nơi người vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
- Về đơn đơn phương ly hôn: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tại Tòa án cấp Quận/huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Đối với trường hợp quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì bạn nộp đơn ly hôn tại Tòa án cấp tỉnh. Bạn cần lưu ý quy định này để thực hiện cho đúng.
Hy vọng thông qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách viết giấy ly hôn như thế nào để được Tòa án chấp nhận. Để khi viết đơn chính xác giúp quá trình giải quyết ly hôn nhanh chóng và thuận lợi.