VỢ HOẶC CHỒNG TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG PHẢI LÀM SAO?
Nghĩa vụ chăm sóc, thương yêu con trẻ là một trong những nghĩa vụ quan trọng của bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trường hợp, sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Quyền đứng tên giữa vợ chồng
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hôn nhân
Nghĩa vụ thanh toán nợ khi ly hôn thuộc về ai?
Mục lục
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha, mẹ
Có những cuộc hôn nhân không hạnh phúc dẫn đến vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng ra quyết định ly hôn. Tuy nhiên, không phải ly hôn là cha, mẹ có quyền chối bỏ nghĩa vụ của mình đối với con cái. Trong quá trình ly hôn, cả hai vợ chồng sẽ bàn bạc về người trực tiếp nuôi con hoặc dựa vào quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó, Tòa án sẽ ra quyết định nêu rõ nghĩa vụ đóng góp chi phí nuôi dưỡng cho con trong mục cấp dưỡng.
Cụ thể, tại Điều 82 Khoản 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.” Điều này có nghĩa là cha, mẹ, người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Tùy từng trường hợp khác nhau của hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà bị xử lý hành chính và theo mức độ nghiêm trọng mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý hành chính
Trong trường hợp có bản án của Tòa án mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì hành vi này bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Xử lý hình sự
Theo Điều 152 Bộ luật Hình sự hiện hành thì: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Trong đó, “gây hậu quả nghiêm trọng” ở đây được hiểu là làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng ốm đau, bệnh tật, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng,… trường hợp đã bị xử lý hành chính về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên thực tế, cũng khá nhiều người không trực tiếp nuôi con mà trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng vì không đủ điều kiện chi trả dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự. Trong trường hợp này, ta có giải quyết bằng cách thỏa thuận với người còn lại về việc thay đổi mức cấp dưỡng hoặc yêu cầu tạm ngừng việc cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân gia đình.