3 trường hợp giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
Mục lục
1. Tranh chấp tài sản sau ly hôn là gì?
Đây là quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, mà trước đó không có yêu cầu phải giải quyết tại Tòa án trước khi ly hôn. Thường những tranh chấp tài sản ly hôn sẽ xoay quanh việc chia tài sản chung và nghĩa vụ liên quan đến tài sản với bên thứ ba.
Nếu vợ chồng không thương lượng và giải quyết được vấn đề chia tài sản, một trong hai bên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
2. Tranh chấp tài sản sau ly hôn bao gồm những gì?
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các phần sau đây, theo quy định của Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động hợp pháp khác: Bao gồm thu nhập phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này.
- Tài sản được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung: Bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản không có căn cứ để chứng minh là tài sản riêng của mỗi bên: Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh rõ tài sản là riêng của mỗi bên, tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung.
Trong đó, Điều 9 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định bao gồm tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp và các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng được xác định bao gồm hoa lợi và lợi tức từ tài sản riêng của họ.
3. 3 trường hợp giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn mà bạn cần biết
Theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn và Gia đình năm 2014, việc chia tài sản sau khi ly hôn của vợ chồng sẽ được xử lý theo 3 trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Nếu trước khi kết hôn, vợ chồng đã lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận, quá trình chia tài sản sau ly hôn sẽ được thực hiện theo nội dung của thỏa thuận đã được xác lập trước đó.
- Trường hợp 2: Nếu không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản hoặc văn bản thỏa thuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ, quy định chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được áp dụng theo quy định của luật để thực hiện quá trình chia tài sản.
- Trường hợp 3: Nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ, quy định của văn bản thỏa thuận sẽ được áp dụng để chia tài sản khi ly hôn. Đối với các vấn đề không được thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu, quy định chia tài sản theo luật sẽ được áp dụng.
Do đó, sau khi ly hôn, trong trường hợp vợ chồng chưa yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề tài sản, khi có xảy ra tranh chấp tài sản sau ly hôn, cả hai bên có thể khởi kiện và đưa vấn đề này ra Tòa án để được giải quyết.
Phương thức giải quyết tranh chấp tài sản sẽ còn phụ thuộc vào chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, quy trình giải quyết luôn được thực hiện với mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả 2 bên trong quá trình phân chia tài sản.
Nếu Quý khách có nhu cầu tư vấn hoặc cần hỗ trợ đối với các vấn đề liên quan đến các tranh chấp khác như quyền nuôi con khi ly hôn, tranh chấp dân sự và các vấn đề khác, xin vui lòng liên hệ với Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam qua hotline 1900 599 995. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn tận tình và nhanh chóng để hỗ trợ Quý khách giải quyết khó khăn một cách hiệu quả nhất.