Tranh chấp tài sản sau ly hôn – Giải quyết thế nào?
Khi ly hôn, tranh chấp tài sản là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, có thể gây ra nhiều rối ren và căng thẳng giữa các bên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tranh chấp tài sản sau ly hôn và những phương pháp giải quyết hiệu quả.
Mục lục
1. Tranh chấp tài sản sau ly hôn là gì?
Tranh chấp tài sản sau ly hôn là tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tiến hành ly hôn mà các bên đương sự không thể tự thỏa thuận được về vấn đề tài sản và yêu cầu Tòa án giải quyết. Hoặc khi ly hôn thì các bên đương sự không yêu cầu giải quyết về tài sản nhưng sau khi ly hôn thì hai bên đương sự lại xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp tài sản sau ly hôn về lợi ích trong việc phân chia tài sản, không thể tự thỏa thuận để đưa ra được kết quả chung.
Theo đó, tài sản chung được xác định là tài sản do vợ và chồng tạo ra từ các công việc lao động, kinh doanh sản xuất, khoản thu nhập phát sinh từ tài sản riêng của mỗi người và những khoản thu nhập khác phát sinh trong quá trình chúng sống vợ chồng, xá tài sản giá trị được tặng cho, nhận thừa kế trên danh nghĩa cả hai vợ chồng hoặc các tài sản phát sinh khác mà có thỏa thuận đưa vào làm tài sản chung.
Tài sản riêng là phần tài sản mà cá nhân đã sở hữu từ trước khi kết hôn hoặc phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhưng được tặng cho, thừa kế riêng.
2. Giải quyết Tranh chấp tài sản sau ly hôn
2.1 Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
Theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn bao gồm:
- Đơn khởi kiện được soạn theo mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017.
- Bản sao hợp lệ của chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân của nguyên đơn (vợ hoặc chồng).
- Bản sao hợp lệ chứng minh thư/thẻ căn cước công dân.
- Bản kê khai về tài sản đang tranh chấp về yêu cầu giải quyết (Tài sản chung hoặc tài sản riêng) đã được công chứng hợp lệ.
- Bản sao quyết định ly hôn.
2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phân chia tài sản sau ly hôn.
Đối với tranh chấp tài sản ly hôn có yếu nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Đối với tranh chấp liên quan đến bất động sản thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 35, Điều 37, điểm c khoản 1 Điều 39, Điều 469, 470 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Nếu đối tượng tranh chấp ở đây là bất động sản thì nguyên đơn phải nộp hồ sơ khởi kiện ở Tòa án nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp
- Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì nguyên đơn nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết
Bước 2: Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định
Bước 3: người khởi kiện nộp biên lai tiền tạm ứng án phí, từ đó Tòa án ra thông báo thụ lý và tiến hành thủ tục giải quyết theo yêu cầu khởi kiện.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 35, Điều 37, điểm c khoản 1 Điều 39, Điều 146, 191, 195, 469, 470 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trên đây là nội dung tư vấn của Pham Law Vietnam về tranh chấp tài sản sau ly hôn, quý bạn đọc có thể hiểu cách giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn do Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết, các quy định pháp luật về phân chia tài sản sau ly hôn và trình tự thủ tục xử lý tranh chấp. Trường hợp nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc có vấn đề còn thắc mắc hoặc có nhu cầu khởi kiện tranh chấp tài sản sau ly hôn có thể liên hệ dịch vụ Luật sư tư vấn Hôn nhân gia đình của chúng tôi.