Cấp dưỡng cho con khi chung sống mà không đăng ký kết hôn
Khi xã hội ngày càng có xu hướng “ăn cơm trước kẻng” trong các cuộc hôn nhân để đảm bảo chắc chắn về khả năng sinh con của người phụ nữ thì cũng không ít trường hợp có con rồi lại không làm đám cưới, không đăng ký kết hôn? Cứ thế người đàn ông và người phụ nữ sống cùng nhau mà không đăng ký kết hôn. Khi đó, hai người chưa phải là vợ chồng, quan hệ hôn nhân không được pháp luật thừa nhận. Nếu gia đình êm ấm, hai người cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng con cái rồi tiến tới đăng ký kết hôn, nếu không may mắn mà gia đình tan rã, hai người vốn đã không có quan hệ hôn nhân lại càng dễ khi chia tay, vậy khi đó, con cái được “phân chia” như thế nào? Ai cấp dưỡng? Bố mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như khi ly hôn không?
Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
Ly hôn và ý nghĩa ly hôn
Ly thân lâu năm có được chia tài sản
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con, dù là con nuôi hay con đẻ, con riêng hay con chung, dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú.
Tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Trong trường hợp này, dù không chung sống với nhau nữa thì người con vẫn được yêu cầu bố/mẹ cấp dưỡng.
Luật hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”
Dựa theo điều luật trên thì giữa cha và mẹ của trẻ có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng cho con, phương thức cấp dưỡng như thế nào. Nếu không thể thỏa thuận có thể yêu cầu Tòa án buộc người không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Như vậy, dù giữa bố mẹ có quan hệ hôn nhân hay không, nhưng giữa cha, mẹ, con thì quyền và nghĩa vụ không thay đổi và bố/mẹ phải cấp dưỡng cho con để đảm bảo cuộc sống cho con khi con không còn sống chung với mình nữa.