Ly hôn và ý nghĩa ly hôn
Ly hôn thực chất là mặt trái của quan hệ hôn nhân cũng là mặt không thể thiếu khi quan hệ hôn nhân đó thực sự tan vỡ; ly hôn chỉ là giải pháp sau cùng khi không còn khả năng hàn gắn lại cuộc sống vợ chồng- mục đích hôn nhân không đạt được. Trước đây, do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu việc ly hôn được xem là bất bình thường, bị xã hội lên án và bị hạn chế tối đa đặc biệt là đối với người phụ nữ, việc chủ động xin ly hôn là điều khó chấp nhận được. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay cách nhìn nhận về ly hôn đã thay đổi, có phần thoáng hơn; ly hôn được xem là một hiện tượng bình thường của xã hội hiện đại. Tức là khi xã hội thừa nhận quyền tự do kết hôn thì cũng đương nhiên cho phép tự do trong ly hôn. Ly hôn và ý nghĩa ly hôn trong cuộc sống của người trong cuộc.
Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam
Mỹ nhân Việt trắc trở đường tình duyên
Bị ly hôn, vợ trèo tường vào nhà tự vẫn
Ly hôn là một trong những quyền cơ bản của con người, việc Nhà nước thừa nhận chế định ly hôn trong pháp luật là thể hiện sự đảm bảo cũng như tôn trọng quyền tự do định đoạt của vợ chồng, giúp họ giải quyết những bế tắc, xung đột trong đời sống hôn nhân. Nhà nước kiểm soát ly hôn bằng pháp luật, mặc dù Nhà nước thừa nhận ly hôn là quyền dân sự gắn liền với nhân thân vợ chồng song cũng cần phải hiểu rõ về bản chất rằng đây không phải là quyền tuyệt đối. Nhà nước sẽ thực hiện quyền kiểm soát đối với hôn nhân nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực mà ly hôn để lại. Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng phải dựa vào thực chất quan hệ vợ chồng và phải phù hợp với các căn cứ ly hôn mà pháp luật quy định. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn, trường hợp ly hôn, về trình tự thủ tục ly hôn, về việc giải quyết hậu quả ly hôn. Do đó nếu vợ chồng muốn được ly hôn phải tuân thủ các điều kiện, căn cứ ly hôn và các trình tự thủ tục ly hôn theo luật định. Mọi trường hợp vợ chồng xin ly hôn chỉ xét thấy có căn cứ ly hôn theo luật định là quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn.
Ly hôn còn hướng đến bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em tạo sự công bằng cho xã hội. Vì phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi ly hôn xảy ra, gia đình tan vỡ. Điều này được chứng minh bằng việc luật quy định hạn chế quyền xin ly hôn của người chồng trong một số trường hợp nhất định như Điều 51 khoản 3 quy định: “trong trường hợp vợ có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.Quy định ly hôn đã tạo nền tảng vững chắc cho việc giải quyết các hậu quả pháp lý phát sinh sau khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Đó là các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, quan hệ cấp dưỡng giữa vợ, chồng và quan hệ cấp dưỡng nuôi con…
Ly hôn là một chế định quan trọng trong Luật HN&GĐ 2014 , cùng với kết hôn, ly hôn tạo nên hai mặt hoàn thiện của hôn nhân. Dù là mặt trái của hôn nhân, nhưng ly hôn là điều cần thiết nếu hôn nhân không thể duy trì và bảo đảm trách nhiệm là tế bào cho xã hội. Chính vì thế, chế độ ly hôn có ý nghĩa to lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật HN&GĐ nói riêng và thực tiễn cuộc sống.