Căn cứ để ra quyết định cho đơn phương ly hôn
Như tất cả chúng ta đều biết, một khi mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được, đời sống chung không hạnh phúc là lúc cuộc hôn nhân đó đi đến hồi kết, cái kết ở đây là cái kết cho một mối tình, cho vấn đề tình cảm của hai người.
Ly hôn – con dưới 36 tháng tuổi chồng có được trực tiếp nuôi? Mức cấp dưỡng cho con như thế nào là hợp lý?
Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
Hòa giải trong ly hôn
Tuy nhiên hôn nhân duy trì không hẳn hoàn toàn trên cơ sở tình cảm, để duy trì hôn nhân người ta còn cần tình, cần nghĩa, cần sự thông cảm, sẻ chia và cả sự cao thương tha thứ cho những lỗi lầm của bên kia nếu có.
Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng cùng thuận tình trong việc ly hôn khi mâu thuẫn trầm trọng. Trong quá trình theo dõi tiến trình giải quyết các vụ án ly hôn. Kinh nghiệm có thấy là nhiều đôi vợ chồng, một bên đơn phương làm đơn ly hôn, tuy nhiên bên kia hết mực níu kéo mặc dù hôn nhân không hạnh phúc. Có nhiều lý giải cho những xử sự như vậy, người thì muốn giấu đi sự không hòa hợp đến gia đình con cái không biết, yên tâm học hành, công tác. Hàng xóm láng giềng khỏi di nghị bàn tán thương cảm, người thì không muốn cơ quan, đơn vị hay biết ảnh hưởng đến hình ảnh, công tác, đến tiến trình thăng tiến…
Vậy những cặp vợ chồng với mâu thuẫn, và sống với nhau như vậy khi giải quyết ly hôn đơn phương gặp khó khăn gì.
Nguyên đơn trình bày rằng vợ chồng chúng tôi rất mâu thuẫn, không thể hàn gắn xong quá trình lấy lời khai bị đơn khai ngược lại, chúng tôi vẫn sống bình thường, gia đình vẫn đầm ấm, thậm chí còn chứng minh được điều đó (xác nhận tình trang gia đình vẫn hòa thuận, đầm ấm của đại diện khu phố, cơ quan, trường lớp của con cái…) Hơn nữa họ còn không sống ly thân, hàng ngày vẫn ăn uống, sinh hoạt chung. Vì vậy quá trình hòa giải không đạt được kết quả khi hai bên không chịu thay đổi lời khai cũng như một bên không chịu rút đơn. Tuy nhiên có phải cứ hòa giải không thành thì tại phiên xét xử thẩm phán sẽ cho ly hôn không?
Không, phiên xét xử là lúc cả hai bên phải chứng mình lời khai, lập trường của mình. Nếu nguyên đơn không thể có chứng cứ thuyết phục chứng minh cho mâu thuẫn của vợ chồng mình, còn bị đơn một mực níu kéo thì thẩm phán cũng khó có thể cho quyết định ly hôn và kết quả sẽ là bác đơn.
Quy định đặc biệt cho những ly hôn do ngoại tình.
Đối với những vụ đơn phương ly hôn với nguyên nhân một bên ngoại tình, chỉ cần một bên chứng minh được đối phương tính tình trăng gió, đã có quan hệ tình cảm ngoài luồng được hòa giải nhiều lần mà vẫn không thay đổi thì nhất định cho ly hôn. Không nhất thiết phải là trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, sống như vợ chồng với người khác.
Vì vậy, có thể thấy căn cứ để ra bản án quyết định cho ly hôn đơn phương là những căn cứ thực sự cần thiết để bản án có hiệu lực pháp luật tuyệt đối, tránh sai sót trình tự, thủ tục…hoặc những kiện tụng, kháng cáo, kháng nghị đáng tiếc.