Tòa án nơi vợ, chồng làm việc có thẩm quyền giải quyết ly hôn
Vụ án ly hôn là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự. Khi yêu cầu ly hôn, đương sự phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Vậy Tòa án nơi bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết không?
Căn cứ để ra quyết định cho đơn phương ly hôn
Ly hôn – Con dưới 36 tháng tuổi chồng có được trực tiếp nuôi? Mức cấp dưỡng cho con như thế nào là hợp lý
Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
Trong trường hợp vợ chồng sống ly thân đã lâu, cũng không thường xuyên liên lạc, thậm chí một trong hai bên không hợp tác. Không cung cấp chỗ ở hiện tại, chỉ biết nơi làm việc. Vậy nơi làm việc của bị đơn có thẩm quyền quyền giải quyết không? Về thẩm quyền theo lãnh thổ, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
– Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
Theo quy định trên, nguyên đơn phải gửi đơn xin ly hôn đến tòa án nơi cư trú của bị đơn. Nơi cư trú được xác định theo quy định của Luật Cư trú và văn bản hướng dẫn. Theo đó, Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của công dân như sau:
– Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
– Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
– Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
– Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trong thực tế hầu hết mọi người đều sống ở gần nơi làm việc của mình, để thuận tiện cho đi lại cũng như công việc. Do đó, nơi làm việc có thể trùng với nơi cư trú của đương sự.Từ những quy định cuả pháp luật có thể thấy Luật cho phép đương sự nộp đơn tại nơi bị đơn làm việc, và điều đương nhiên là đương sự phải cung cấp những bằng chứng, chứng cứ. Tòa làm căn cứ để nhận đơn, và ra quyết định thụ lý vụ án.