Mẫu đơn thuận tình ly hôn
Có nhiều cặp đôi ly hôn vẫn luôn thắc mắc rằng đơn yêu cầu thuận tình ly hôn phải lên Tòa án mua hay phải tự viết tay. Theo quy định của Bộ luật mẫu đơn yêu cầu ly hôn có thể tự viết tay hoặc lên trực tiếp Tòa án xin mẫu đơn yêu cầu ly hôn và điền vào. Pháp luật không bắt buộc đơn ly hôn phải tự viết tay hay phải bắt buộc mua tại Tòa.
Theo quy định của pháp luật thì bạn chỉ cần nộp hồ sơ ly hôn đến TAND cấp huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai vợ chồng. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ gửi thông báo yêu cầu nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
Sau khi nộp án phí trong thời hạn luật định Tòa án sẽ tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành tòa án lập biên bản về việc thuận tình ly hôn và hòa giải không thành.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn.
Các điều kiện thuận tình ly hôn
– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản
– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo. Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Trong trường hợp hoà giải tại tòa án thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Về hồ sơ thuận tình ly hôn bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
+ CMND của vợ, chồng (bản sao có chứng thực)
+ Sổ hộ khẩu ( bản sao có chứng thực)
+ Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu)