Luật sư và việc tham gia phiên hòa giải trong vụ án dân sự
Hòa giải trong tố tụng dân sự là một thủ tục bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự.
Hành vi quấy rồi tình dục trong pháp luật Việt Nam
Thực trạng nạn ấu đâm ở nước ta hiện nay
Hình phạt đối với tội hiếp dâm
Hòa giải là một thủ tục đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự định đoạt của đương sự. Đây là thủ tục cần có để các đương sự có cơ hội và điều kiện trao đổi, thỏa thuận với nhau một cách “hòa bình”, mỗi bên “nhường” một bước – thay vì phải đưa vụ án ra xét xử. Thủ tục hòa giải bảo đảm nguyên tắc và quyền “tự quyết” của các đương sự trong vụ án dân sự.
Như vậy, việc đương sự có quyền tham gia phiên hòa giải là điều hiển nhiên. Bộ luật tố tụng dân sự quy định rõ đương sự có quyền “tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành”.
Vậy, luật sư có quyền tham gia phiên hòa giải hay không?
Thực ra, luật quy định rất rõ về quyền tham gia phiên hòa giải của luật sư tại Điều 75: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
- a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư
- b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;
- d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an”
Và tại khoản 3 Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định luật sư (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự) có quyền “tham gia việc hòa giải”: “3. Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên Tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét”
Việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và công dân, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa giải quyết triệt để các mâu thuẫn giữa các đương sự. Do đó, việc luật sư tham gia trong quá trình hòa giải là cần thiết.