Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, trong trường hợp của cha, mẹ hoặc những người thân thích trong gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và hội liên hiệp phụ nữ có yêu cầu thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết thay đổi người trực tiếp có quyền nuôi con sau khi ly hôn để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con.
Con cái có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn?
Ngày nay, ly hôn có nhất thiết phải ra tòa?
Con dưới 3 tuổi có được ly hôn không?
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Do đó, hai bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc nếu như có căn cứ chứng minh việc vợ hoặc chồng không có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để chăm sóc, giáo dục con tốt thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền thay đổi người trực tiếp người có quyền nuôi con.
Trường hợp con trên 7 tuổi phải xem xét đến nguyện vọng của con. Các yếu tố được dùng để chứng minh có thể là:
- Về điều kiện kinh tế: vợ/ chồng không đi làm, thu nhập kém không đủ kinh tế để nuôi dưỡng con;
- Về chỗ ở: vợ/ chồng có chỗ ở không ổn định;
- Môi trường sống không lành mạnh;
- Về thời gian làm việc: thường xuyên vắng nhà, phải làm ca đêm, bỏ con ở nhà một mình….
Đồng thời, người đưa ra yêu cầu phải cung cấp thêm những căn cứ chứng minh cho các điều kiện hiện tại của mình tốt hơn đối phương, đảm bảo cho con có cuộc sống tốt.
Về hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:
- Đơn khởi kiện
- Bản án/ quyết định ly hôn
- Bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên
- Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn đang cư trú.