Ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Gò Vấp
Ly hôn đơn phương là việc chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào đơn ly hôn. Trong trường hợp này Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương dựa trên những căn cứ pháp luật đã quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thủ tục ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Gò Vấp trong bài viết dưới đây:
Thay đổi quyền ly hôn sau khi ly hôn
Ba dấu hiệu chứng tỏ các cặp đôi sắp ly hôn
Lấy chồng tây và thủ tục đăng ký kết hôn
Mục lục
Những trường hợp được phép đơn phương ly hôn
Tòa án nhân dân quận Gò Vấp có địa chỉ tại số 416/2 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Gò Vấp, Hồ Chí Minh (028 3894 7329). Ly hôn tại Tòa án nhân quận Gò Vấp hay tại bất kỳ các tòa án thẩm quyền nào khác đều xét các trường hợp được phép đơn phương ly hôn theo quy định pháp luật, cụ thể bao gồm các trường hợp sau:
- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích theo khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình. Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Một trường hợp đặc biệt hạn chế quyền yêu cầu ly hôn từ người chồng đó là trường hợp vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Án phí ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Gò Vấp:
Xem tại đây
Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014, việc chia tài sản chung vợ chồng được quyết định dựa trên thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng không thể tự thỏa thuận hoặc thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng tuân theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:
– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.