Bố mẹ bỏ rơi con mới sinh có vi phạm Pháp luật?
Hiện trạng, mang thai ngoài ý muốn dẫn đến thiếu trách nhiệm và bố mẹ bỏ rơi con từ khi mới sinh không phải là chuyện hiếm gặp, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến vấn nạn suy thoái đạo đức của con người trong đời sống hiện đại.
Tranh chấp tài sản trong và sau khi ly hôn như thế nào?
Cách thức xử phạt hành vi cản trở quyền thăm nom con
Quy định mới về xử phạt cưỡng ép kết hôn và ly hôn
Mục lục
Những con số báo động của tình trạng bố mẹ bỏ rơi con trong xã hội hiện tại
Mới gần đây, trên mạng xã hội mọi người truyền tay nhau bức ảnh đứa trẻ bị bỏ rơi mà khiến chúng ta không khỏi xót xa và hoang mang về tịnh trạng hiện nay. Vì tình trạng bố mẹ bỏ rơi con ngày càng nhiều, theo thống kê của Sở Lao động Thương binh Xã hội TPHCM có gần 50 trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm nuôi dạy trẻ mồ côi để chăm sóc các cháu.
Bên cạnh đó, tình trạng nạo phá thai đang ở con số đáng báo động, gây nhức nhối ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Vào năm 2014, thì tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam là vào khoảng 300.000 ca/năm, đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu Đông Nam Á. Thống kê này còn cho thấy rằng: cứ 1 trẻ em ra đời, sẽ có 1 bào thai bị phá. Tỷ lệ này đang ngày càng tăng cao ở mỗi năm.
Hồi chuông báo động về vấn đề đạo đức
Câu hỏi được đặt ra, có phải xã hội càng phát triển, con người càng trở nên lạnh lùng sự sống, dẫu ai trong chúng ta đều biết rằng quyền được sống, quyền được phát triển là quyền của tất cả mọi người từ khi sinh ra, vì thế, dù là bố mẹ của trẻ vẫn không có quyền tước đoạt mạng sống của con mình.
Xã hội ngày càng phát triển, lối sống của con người ngày càng phóng khoáng, dẫn đến không ít hệ lụy từ lối sống vội, sống buông thả của giới trẻ. Không hiếm các trường hợp bố mẹ bỏ rơi con mới sinh của mình chỉ vì họ thiếu trách nhiệm với bản thân mình và cả đứa trẻ. Cuối cùng họ vẫn không đủ dũng cảm để đối diện với “hậu quả”.
Tình trạng này kéo theo sự suy thoái về đạo đức của con người hiện đại, khiến chúng ta ngẫm lại cũng phải giật mình vì những hành vi nhẫn tâm khi chứng kiến tình trạng bố mẹ bỏ rơi con, khiến chúng bơ vơ giữa dòng đời vô định, và đau lòng hơn đó là ảnh hưởng đến mạng sống của một người – một đứa trẻ vô tội. Bởi lẽ, tư tưởng “không nuôi được thì bỏ đi” đang hình thành trong vô số người, khiến tình trạng này ngày càng nhức nhói và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội.
Pháp luật có quy định nào về việc bố mẹ bỏ rơi con
Theo Hiến pháp 2013 quy định, trẻ em sinh ra phải được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề trẻ em. Nghiêm cấm các hành vi xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bốc lột sức lao động và những hành vi vi phạm quyền trẻ em khác.
Nhằm hiện thức hóa các quyền trên, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình đã có quy định rõ về nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em của ông, bà, bố, mẹ, người giám hộ,… Và quy định rõ những hình thức chế tài xử phạt hành chính, xử lý hình sự cũng được quy định nghiêm khắc đối với hành vi ngược đãi, bỏ rơi và giết con mới đẻ.
Đặc biệt, đối với hành vi giết con mới đẻ, theo Điều 94 của bộ Luật hình sự quy định như sau:
“Người mẹ (là những người mẹ trong trạng thái mới sinh con, là khoảng thời gian từ khi mới sinh con đến ngày thứ bảy, đang trong thời gian thái tâm, sinh lý không bình thường do tác động của của việc mới sinh con) do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Còn trường hợp bố mẹ bỏ rơi con mới đẻ thì sẽ bị xử lý hành chính: là trường hợp vứt con nhưng may mắn con không chết, tuy đây là hành vi nguy hiểm cần được xử phạt nghiêm khắc nhưng không cần xử lý hình sự. Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, việc người mẹ bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh thì có thể bị xử phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, hành vi giết con mới đẻ, hay bố mẹ bỏ rơi con mới đẻ cũng tùy trường hợp sẽ có tình tiết giảm nhẹ, đặc biệt là vì hành vi giết người là do hoàn cảnh đặc biệt và người phạm tội đang trong tình trạng tâm sinh lý không bình thường nên ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và kiềm chế nên có thể giảm mức phạt tùy trường hợp.
Vì thế, nhằm hạn chế việc bố mẹ bỏ rơi con, bên cạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, chúng ta cần tuyên truyền đến toàn người dân và đặc biệt là người phụ nữ những kiến thức về giới tính, phương pháp tự bảo vệ mình, và các quy định của pháp luật về quyền trẻ em và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con em mình, cũng như hạn chế lối sống lệch lạc và các tệ nạn trong xã hội đối với trẻ vị thành niên.