Tranh chấp tài sản trong và sau khi ly hôn
Tranh chấp tài sản sau ly hôn là vấn đề thường thấy. Bên cạnh tranh chấp quyền nuôi con, phân chia tài sản chung là vấn đề không thể tránh khỏi khi giải quyết ly hôn. Vậy khi đó, quy trình tranh chấp tài sản trong và sau khi ly hôn có bị kéo dài không và sẽ được phân chia như thế nào?
Cách thức xử phạt hành vi cản trở quyền thăm nom con
Quy định mới về xử phạt cưỡng ép kết hôn và ly hôn
4 lý do không muốn ly hôn được tòa án chấp nhận
Theo quy định của Pháp luật, thì nguyên tắc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn là dựa vào sự thỏa thuận của các bên sau đó mới đến các căn cứ khác trên tinh thần là mọi tài sản chung sẽ được chia đôi, bên cạnh đó có sự xem xét đến công sức đóng góp của mỗi người để chia cho hợp lý với mức đóng góp đó để không ai bị thiệt thòi hay tránh tình trạng tranh chấp tài sản trong và sau khi ly hôn.
Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng đồng thuận ly hôn, tuy nhiên việc ly hôn không được tiến hành vì lo ngại tài sản không được như ý muốn. Do đó, hai bên cứ kéo dài thời gian ly thân, cuộc sống ở cùng nhau không thuận hòa khiến hai bên căng thẳng, làm ảnh hưởng cuộc sống của nhau, tất cả là vì tranh chấp tài sản trong và sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, Luật pháp không hề ép buộc phải đồng thời giải quyết việc ly hôn và phân chia tài sản chung cùng một lúc. Việc tự thỏa thuận đối với tài sản chung được khuyến khích thông qua việc quy định mức án phí đương sự phải chịu khi yêu cầu tòa giải quyết. Khi thỏa thuận không đạt được và hai bên xảy ra tranh chấp tài sản trong và sau khi ly hôn thì có hai lựa chọn sau:
- Yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp tài sản ngay khi giải quyết ly hôn.
- Chỉ giải quyết một phần hay toàn bộ tài sản
Việc tách ra như vậy có mục đích nhằm thu gọn phạm vi giải quyết vụ án, rút ngắn thời gian dành cho quá trình xác minh chứng cứ, giấy tờ,… để giải quyết nhanh chóng việc ly hôn theo mong muốn của đương sự. Đảm bảo khối tài sản chung chưa chia thì sẽ được chia ở vụ án khác. Theo đó, những bản án, quyết định ly hôn của tòa án đã có hiệu lực Pháp luật mà trước đó không yêu cầu giải quyết phân chia tài sản chung, đến lúc tranh chấp tài sản xảy ra yêu cầu tòa án giải quyết bằng vụ án khác thì thời hiệu xác định ra sao cũng không ảnh hưởng đến việc sử dụng các khối tài sản đó trong sinh hoạt cũng như làm ăn của mỗi bên.
Đối với những tài sản chung chưa được phân chia do còn tranh chấp tài sản thì họ vẫn là đồng chủ sở hữu mặc dù đã không còn là vợ chồng. Khi có yêu cầu tiếp tục chia tài sản chung sau khi đã ly hôn thì vụ án phân chia tài sản chung vẫn là vụ án hôn nhân – gia đình vì thế vẫn áp dụng những điều luật điều chỉnh về vấn đề tài sản trong hôn nhân chứ không áp dụng phân chia theo các quy định về sở hữu chung của Bộ luật Dân sự.
Thời hiệu khởi kiện thì không có hạn chế về thời hiệu chia tài sản chung khi có tranh chấp tài sản. Ngoại trừ các trường hợp như sau:
- Có người thứ ba xâm phạm tài sản chung thì các đồng chủ sở hữu có quyền khởi kiện trong thời hạn 2 năm kể từ ngày quyền sở hữu bị xâm phạm.
- Một trong hai đồng chủ sở hữu tự ý giao dịch đối với tài sản chung thì chủ sở hữu còn lại có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu trong thời gian cụ thể theo Pháp luật quy định.